21 C
Hanoi
Thứ tư, Tháng mười một 20, 2024
More
    HomeTiêu dùng bền vữngThiếu máu nên ăn gì?

    Thiếu máu nên ăn gì?

    Date:

    Related stories

    Thiếu máu là hiện tượng giảm lượng huyết sắc tố và số lượng hồng cầu trong máu dẫn đến thiếu oxy cung cấp cho các mô tế bào trong cơ thể. Người thiếu máu thường dễ mệt mỏi và mất năng lượng; nhịp tim bất thường nhanh chóng, khó thở và đau đầu, đặc biệt là khi tập thể dục; khó tập trung, chóng mặt, da nhợt nhạt, chuột rút ở chân, mất ngủ…

    BS. Lê Thảo Nguyên, Khoa Dinh dưỡng – Tiết chế, Bệnh viện Quận 11 tư vấn những thực phẩm tốt cho người bị thiếu máu như sau:

    1. Tăng lượng sắt

    Sắt là thành phần quan trọng nhất để tạo nên hồng cầu, thiếu máu do thiếu sắt là thể thường gặp nhất ở nước ta. Các thực phẩm giàu sắt: thịt và cá, các sản phẩm đậu nành, trứng; trái cây khô chẳng hạn như quả chà là, quả sung; bông cải xanh, rau lá xanh đậm như cải xoăn, rau bina; đậu xanh, các loại hạt, bơ đậu phộng.

    2. Tăng lượng Folate

    Folate là một loại vitamin B (Vitamin B9) đóng một phần thiết yếu trong sản xuất hemoglobin. Cơ thể sử dụng folate để sản xuất heme, một thành phần của hemoglobin giúp vận chuyển Oxy. Nếu một người không nhận đủ folate, các tế bào hồng cầu của họ sẽ không thể trưởng thành, điều này có thể dẫn đến thiếu máu do thiếu folate và lượng hemoglobin thấp. Folate có nhiều trong: thịt bò, rau bina, cơm, đậu phộng, quả bơ, rau diếp.

    3. Tăng lượng B12

    Vitamin B12 là một chất dinh dưỡng thiết yếu mà cơ thể không thể tự tạo ra, vì vậy cần phải lấy nó từ chế độ ăn uống hoặc thực phẩm bổ sung. Những người ăn chay, phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú có nguy cơ bị thiếu chất cao cần được theo dõi chặt chẽ chế độ ăn uống để đảm bảo đủ vitamin B12. Vitamin B12 có nhiều trong: gan và thận động vật, ngao, cá mòi, thịt bò, ngũ cốc dinh dưỡng, cá ngừ, cá hồi, sữa và các sản phẩm từ sữa như sữa chua, pho mát, trứng.

    4. Vitamin C

    Vitamin này có thể giúp cơ thể hấp thụ sắt tốt hơn, nguồn thực phẩm tốt nhất của vitamin C: các loại trái cây họ cam quýt, kiwi, ổi và các loại rau như bông cải xanh, cải bắp xanh và ớt chuông là những nguồn cung cấp vitamin C tự nhiên dồi dào. Các loại trái cây giàu vitamin C khác bao gồm đu đủ, dưa đỏ và dâu tây.

    5. Đồng

    Việc hấp thụ đồng không trực tiếp dẫn đến sản xuất hồng cầu, nhưng nó có thể giúp hồng cầu tiếp cận lượng sắt mà chúng cần để tái tạo. Thực phẩm giàu đồng bao gồm: gia cầm, sò, hàu, gan, đậu, quả chery, các loại hạt…

    6. Kẽm

    Kẽm là yếu tố cần thiết cho một loại enzym tổng hợp phần heme của hemoglobin và chế độ ăn thiếu kẽm nghiêm trọng có thể dẫn đến thiếu máu. Cách tốt nhất để đảm bảo bạn nhận được đủ là ăn một chế độ ăn uống đa dạng với các nguồn kẽm tốt, chẳng hạn như: thịt, hải sản, các loại hạt, các loại đậu và sữa.

    7. Vitamin A

    Vitamin A (retinol) cũng hỗ trợ sản xuất hồng cầu giống như kẽm. Thực phẩm giàu vitamin A bao gồm: Rau lá xanh đậm, như rau bina và cải xoăn, khoai lang, bí đao, cà rốt, ớt đỏ, trái cây chẳng hạn như dưa hấu, bưởi, dưa đỏ.

    Bên cạnh đó, để nhận được nhiều sắt từ thực phẩm, không uống cà phê hay trà khi ăn vì chúng chứa các polyphenol làm cản trở quá trình hấp thu sắt. Không kết hợp thực phẩm bổ sung sắt và thực phẩm bổ sung canxi cùng với nhau vì canxi sẽ làm giảm khả năng hấp thụ sắt của cơ thể.

    BS. Lê Thảo Nguyên- Khoa Dinh dưỡng – Tiết chế, Bệnh viện Quận 11
    https://petrotimes.vn/thieu-mau-nen-an-gi-628947.html

    Subscribe

    - Never miss a story with notifications

    - Gain full access to our premium content

    - Browse free from up to 5 devices at once

    Latest stories

    spot_img