Trong quá trình ăn uống hàng ngày, phần lớn mọi người thường có những thói quen tưởng chừng vô hại nhưng lại gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe về lâu dài.
Những hoạt động hằng ngày như uống nước, nấu ăn hay bảo quản thực phẩm,… ít nhiều sẽ có tác động đến sức khỏe cũng như cơ thể của chúng ta. Tuy nhiên theo các chuyên gia khuyến cáo, không phải ai cũng thực hiện những thói quen sinh hoạt này một cách đúng đắn và tốt cho sức khỏe. Thậm chí có nhiều người còn hình thành những thói quen khó bỏ gây nguy hiểm cho sức khỏe.
Uống nước ngay sau khi ăn xong
Trên thực tế, uống nước có thể giúp giảm cân và hạn chế cảm giác thèm ăn. Thế nhưng uống nước sau khi ăn một bữa thịnh soạn sẽ khiến làm tăng cảm giác đầy bụng, khó tiêu. Thay vào đó chỉ nên uống từng ngụm nhỏ khi đang trong bữa ăn.
Uống nước sau khi ăn xong sẽ vô cùng nguy hiểm cho sức khỏe cần tránh. Ảnh minh họa
Uống nước đá
Theo các nguyên cứu, uống nước đá làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về tiêu hóa, chẳng hạn như bệnh co thắt tâm vị. Vì thế ngay cả khi đang trong mùa nắng nóng cũng nên tránh uống nước quá lạnh để giải khát.
Bảo quản cà chua trong tủ lạnh
Nhiệt độ bảo quản cà chua chỉ nên trong khoảng 13 độ C trong tủ lạnh với điều kiện chúng đã chín. Ở nhiệt độ thấp hơn, cà chua sẽ không còn giữ được mùi vị thơm ngon như ban đầu.
Bảo quản rau thơm không đúng cách
Các loại rau thơm thân cứng (hương thảo, húng tây…) hãy bảo quản chúng trong bình đựng có nước. Còn với rau thân mềm (rau mùi, cần tây, bạc hà…), chỉ cần gói hoặc đựng trong túi bảo quản trước khi cho vào ngăn mát tủ lạnh. Nếu bảo quản không đúng cách rất dễ làm các loại rau dễ hư hỏng, kể cả để trong ngăn mát tủ lạnh.
Hâm nóng thức ăn bằng đồ nhựa trong lò vi sóng
Tuy một số hộp đựng làm từ nhựa có thể chịu được nhiệt độ cao, việc thay thế hộp đựng bằng chén/dĩa bằng gốm hoặc sứ khi hâm nóng thức ăn bằng lò vi sóng sẽ giúp đảm bảo sức khỏe. Trường hợp hâm nóng thức ăn bằng đồ nhựa kém chất lượng sẽ có thể gây phơi nhiễm hóa chất độc hại.
Không rửa lại thức ăn đóng hộp trước khi chế biến
Cũng như thực phẩm tươi sống, thức ăn đóng hộp cũng nên được rửa sạch trước khi dùng vì chúng có thể là trung gian chứa các vi khuẩn/tác nhân gây bệnh đường tiêu hóa.
Sử dụng chảo chống dính ở nhiệt độ cao lâu ngày
Khi làm nóng chảo ở nhiệt độ cao hoặc chiên bò bít tết, hãy sử dụng chảo gang thay vì các loại chảo chống dính. Trên mức nhiệt độ 260 độ C, lớp nhựa teflon từ chảo chống dính sẽ bị phá vỡ và có thể dính vào thức ăn gây hại đến sức khỏe.
Uống cafe ngay sau khi ngủ dậy
Thời điểm uống cà phê trong ngày có thể tác động không nhỏ đến mức độ tiếp nhận caffeine của cơ thể. Theo các nghiên cứu, sử dụng loại thức uống chứa caffeine này vào buổi sáng sẽ làm giảm tiết nồng độ cortisol.
An Dương (T/h)
http://vietq.vn/thoi-quen-tan-pha-suc-khoe-ma-hau-het-chung-ta-deu-gap-phai-d174726.html