Dán răng sứ veneer là một phương pháp thẩm mỹ răng rất được ưa chuộng hiện nay. Tuy nhiên theo các chuyên gia cần tránh dán sứ vener kém chất lượng vì có thể gây ra nhiều tác hại.
Dán sứ veneer là một phương pháp thẩm mỹ răng rất được ưa chuộng hiện nay. Dán sứ veneer (dán răng sứ) là giải pháp thẩm mỹ răng hiện đại được nhiều nước có nền y khoa hàng đầu trên thế giới áp dụng. Xuất hiện tại Việt Nam, phương pháp này nhanh chóng nhận được sự yêu thích từ khách hàng bởi nhiều ưu điểm nổi trội.
Thực hiện dán răng sứ là sử dụng mặt sứ veneer có độ dày khoảng 0.3 – 0.5mm, có màu sắc tự nhiên như răng thật và gắn lên bề mặt răng. Phương pháp này sẽ cải thiện lớn tính thẩm mỹ cho hàm răng và lấy lại sự tự tin cho người dùng với nụ cười rạng rỡ. Tuy nhiên để dán sứ veneer đạt hiệu quả, đảm bảo tuổi thọ mặt sứ và sức khỏe răng miệng cần thực hiện đúng chỉ định và hướng dẫn của nha sĩ trước và sau khi dán sứ. Cần tránh sử dụng sản phẩm kém chất lượng vì có thể gây ra nhiều tác hại.
Tác hại khi dán sứ veneer kém chất lượng
Chất lượng của mặt dán sứ veneer vô cùng quan trọng. Việc sử dụng những kiểu loại mặt dán sứ không rõ nguồn gốc xuất xứ rất dễ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe răng miệng. Tại thời điểm này, trên thị trường không ngừng xuất hiện những sản phẩm kém chất lượng. Những khách hàng không am hiểu rất dễ tin tưởng sử dụng. Từ đó dẫn đến rất nhiều hệ lụy về sau. Không thiếu những nha khoa dán sứ veneer kém chất lượng với giá cao. Khách hàng nên nâng cao cảnh giác để không rơi vào trường hợp “tiền mất tật mang”.
Trước hết, việc dán sứ kém chất lượng chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng nứt vỡ răng gốc. Thông thường độ bền của răng dán sứ veneer trung bình khoảng 10 năm. Tuy nhiên, thời gian này có thể kéo dài hay rút ngắn còn phụ thuộc vào rất nhiều vấn đề khác nhau. Chất lượng mặt dán sứ càng tốt, độ bền lại càng cao. Hơn nữa tính thẩm mỹ còn được đảm bảo tốt nhất. Ngược lại, những kiểu loại mặt dán sứ không rõ nguồn gốc xuất xứ sẽ gây ảnh hưởng xấu đến răng.
Không chỉ gây tổn hại đến hình dáng răng, sử dụng mặt dán sứ kém chất lượng còn gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe răng miệng. Tác hại này gây ảnh hưởng rất nhiều đến các hoạt động thường ngày của khách hàng. Từ hoạt động giao tiếp cho đến khả năng ăn uống. Không thiếu trường hợp khách hàng gặp phải những tổn hại bởi sử dụng mặt dán sứ kém chất lượng.
Những tác hại do mặt dán sứ kém chất lượng gây ra chính là kích ứng nướu, gây hôi miệng và đặc biệt là sâu răng,… Nếu không được chăm sóc một cách kỹ càng rất dễ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm về sau. Mùi hôi miệng chính là nguyên nhân gây trở ngại đến việc tạo mối liên hệ. Thông thường những khách hàng gặp phải tình trạng này rất ngại giao tiếp. Bên cạnh những bệnh lý như sâu răng, viêm nướu về lâu dài rất dễ dẫn đến tình trạng mất răng.
Những biến chứng xấu không chỉ bởi chất lượng mặt dán sứ mà còn xuất phát từ tay nghề bác sĩ. Trên thực tế, không thiếu trường hợp sức khỏe răng miệng khách hàng bị ảnh hưởng tiêu cực bởi trình độ kém của bác sĩ. Rất nhiều phòng khám nha khoa hoạt động chui, không đảm bảo tính chuyên nghiệp. Đến với những nha khoa như thế này, khách hàng vừa không thể cải thiện tính thẩm mỹ cho hàm răng vừa đối diện với nhiều nguy cơ tiềm tàng. Dán sứ veneer không đúng kỹ thuật sẽ dẫn đến những tổn hại trực tiếp đến sức khỏe răng miệng của khách hàng.
Trong trường hợp thực hiện không đúng cách, răng gốc rất dễ bị tổn hại. Về bản chất, trước khi dán sứ các bác sĩ sẽ tiến hành màu răng theo một tỉ lệ nhất định. Những bác sĩ chuyên môn cao luôn biết cách canh chỉnh chuẩn xác. Đảm bảo giúp khách hàng có thể bảo tồn răng thật một cách tối đa. Hơn hết, tạo được độ ăn khớp giữa miếng dán với răng gốc tối đa.
Việc mài răng quá nhiều sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng được sự phát triển về sau. Đây chính là một trong những vấn đề hầu hết mọi khách hàng đều lo lắng khi dán sứ. Việc thực hiện không đúng kỹ thuật chính là nguyên nhân làm cho răng thật bị ảnh hưởng xấu. Biến chứng nguy hiểm nhất chính là làm cho răng gốc lung lay. Qua đó khả năng ăn nhai cũng bị hạn chế nhất định. Khách hàng không thể thoải mái ăn uống những thực phẩm mình thích như trước đây. Vậy nên, việc tìm hiểu kỹ càng về trình độ bác sĩ vô cùng quan trọng.
Ngoài ra, dán sứ veneer không đúng kỹ thuật còn làm giảm tuổi thọ của răng. Không chỉ ảnh hưởng đến tuổi thọ của mặt dán sứ mà còn ảnh hưởng đến sự vững chắc của răng thật. Những bác sĩ thực hiện một cách cẩu thả, thiếu chỉnh chu chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Hậu quả nghiêm trọng nhất chính là dẫn đến tình trạng mất răng vĩnh viễn. Đây chính là vấn đề không ai muốn gặp phải. Tuy nhiên không thiếu trường hợp khách hàng mất răng do dán sứ sai kỹ thuật.
Mất răng là một trong những biến chứng nguy hiểm nhất. Không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến tính thẩm mỹ, khả năng ăn nhai mà về lâu dài còn dẫn đến tình trạng tiêu xương hàm. Đây chính là nguyên nhân làm cho gương mặt bị lão hóa sớm. Nếu không muốn gặp phải tình trạng này, khách hàng cần lưu ý đến trình độ tay nghề bác sĩ. Chỉ nên tin tưởng dán sứ khi bác sĩ đáp ứng được giấy phép hành nghề.
Những lưu ý trước và sau khi dán sứ veneer
Trước khi dán sứ việc thăm khám sẽ giúp xác định khiếm khuyết của răng, nguyên nhân gây hư tổn và điều trị triệt để nếu có mắc bệnh viêm nướu, sâu răng.
Nên giữ vệ sinh răng miệng giúp đảm bảo cho môi trường khoang miệng không bị nhiễm khuẩn. Mặt khác, giúp cho việc tiến hành dễ hơn và mức độ bám dính của bề mặt dán sứ cũng trở nên tốt hơn.
Sau khi dán sứ, để đảm bảo mặt răng và sức khỏe răng miệng cần có chế độ ăn uống phù hợp. Tránh ăn thực phẩm, uống nước màu sẫm để đảm bảo độ bền và đẹp của răng. Tránh tập trung nhai 1 bên hàm, nên chia đều 2 bên hàm. Hạn chế ăn đồ cứng, dai, nhiều đường. Tránh dùng răng để mở nắp chai, xé bao bì, cắn móng tay. Nên uống nước lọc, nước hoa quả tươi vừa tốt cho sức khỏe vừa tốt cho răng. Hạn chế và tránh các đồ ăn quá nóng, quá lạnh, nước có ga. Nên ăn những đồ ăn mềm, dễ nhai nuốt. Không hút thuốc lá vì có thể gây hại cho sức khỏe răng miệng, làm biến đổi màu răng sứ. Sau dán sứ tránh cắn các đồ vật cứng.
Khám răng theo định kỳ là điều bắt buộc để đảm bảo có hàm răng, chắc khỏe, đặc biệt là sau khi dán sứ. Bác sĩ sẽ kiểm tra khớp cắn, độ bám keo của răng sứ đồng thời tư vấn về cách chăm sóc, vệ sinh răng sau dán sứ.
Ngoài ra, trong khi khám, nha sĩ có thể phát hiện những sai lệch, những vấn đề phát sinh trong quá trình sử dụng để từ đó kịp thời giải quyết trước khi tiến triển nghiêm trọng hơn. Lịch tái khám có thể từ 3-6 tháng. Sau khi dán sứ, nếu có dấu hiệu bất thường cần báo ngay cho nha sĩ để có hướng xử trí.
Đối tượng không nên dán sứ veneer là những người mắc bệnh lý viêm nha chu, mọc lệch hay sai khớp cắn nặng, sâu răng hoặc từng chữa tủy (răng chết).
Ngọc Nga (T/h)
https://vietq.vn/tac-hai-khi-dan-rang-su-veneer-kem-chat-luong-nhung-luu-y-truoc-va-sau-khi-dan-de-dam-bao-an-toans2-d212846.html