13.2 C
Hanoi
Thứ bảy, Tháng Một 18, 2025
More
    HomeTiêu dùng bền vữngSữa chua thành "chất độc" gây bệnh nếu mắc sai lầm khi...

    Sữa chua thành “chất độc” gây bệnh nếu mắc sai lầm khi ăn

    Date:

    Related stories

    Sữa chua là một trong những chế phẩm từ sữa vô cùng lành tính, đem lại nhiều lợi ích sức khỏe. Tuy nhiên nếu ăn sữa chua sai cách có thể khiến sản phẩm này trở thành độc gây bệnh.

    Sữa chua cần đáp ứng quy chuẩn như thế nào trước khi lưu thông?

    Sữa chua là loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, chứa đầy đủ các chất protein (với nhiều axit amin cần thiết, nhất là Lysin), Glucid, Lipid, các muối khoáng (nhất là canxi) và vitamin, chủ yếu là vitamin nhóm B và A. Ngoài giá trị dinh dưỡng, sữa chua còn có giá trị chữa bệnh tốt, nhất là các bệnh về đường ruột. Tuy nhiên, sữa chua cũng có những tác hại mà nhiều người không biết tới, đặc biệt là nếu dùng loại thực phẩm này quá nhiều và không hợp lý.

    BS Lê Tiến Huy (Phó Viện trưởng Viện Khoa học Công nghệ Y dược) mới đây đã chỉ ra 3 sai lầm thường gặp nhất khi ăn sữa chua, khiến thực phẩm không thể phát huy đúng vai trò vốn có, thậm chí gây họa cho sức khỏe.

    Ăn sữa chua khi đói

    Không ít người coi sữa chua là một món ăn vặt, ăn nhẹ. Thế trong lúc đang đói nhiều người tìm đến sữa chua như một giải pháp cứu cánh. Chưa cần biết món ăn này có giúp giảm cơn đói hiệu quả không nhưng chắc chắn đây là món ăn lành mạnh thì dùng vậy không có gì sai cả.

    Đây là quan niệm hết sức sai lầm. Theo BS Lê Tiến Huy, khi đói, dạ dày đang trong tình trạng trống rỗng. Lượng axit trong dạ dày lúc này rất nhiều. Do đó, nếu ăn sữa chua lúc này thì vi sinh vật có trong sữa chua rất dễ bị tiêu diệt.

    Sai lầm khi ăn sữa chua khiến chúng thành độc gây bệnh. Ảnh minh họa

    Ăn quá nhiều sữa chua

    Giải thích cho luận điểm này, nhiều người cho rằng sữa chua là thực phẩm tốt cho sức khỏe. Vậy thì có lẽ cứ bổ sung một thực phẩm tốt càng nhiều thì sức khỏe càng được cải thiện. Do đó, nhiều người nghĩ ăn càng nhiều sữa chua càng tốt. Tuy nhiên nếu ăn quá nhiều sữa chua một lúc thì cơ thể sẽ nạp một lượng đường lớn. Chưa kể, lượng chất béo được nạp vào cũng không hề ít. Đặc biệt việc ăn quá nhiều sữa chua một lúc sẽ sản sinh ra quá nhiều một chất tên là galactose, có thể gây ung thư buồng trứng.

    Ăn sữa chua được hâm nóng hay để đông đá

    Có 2 kiểu người rất hay gặp khi ăn sữa chua. Một là thích ăn sữa chua hâm nóng. Hai là ăn sữa chua đông đá. Tất cả đều vô cùng khác biệt so với thứ sữa chua mềm mát được lấy ra sử dụng từ ngăn mát của tủ lạnh.

    Nhiều người cho rằng, ăn sữa chua hâm nóng lên sẽ giúp tạo điều kiện cho lợi khuẩn phát triển tốt hơn khi đi vào trong dạ dày, đường ruột. Một bộ phận khác lại cho rằng, phải ăn sữa chua đông đá với cảm nhận rõ thế nào là món khoái khẩu.

    Tuy nhiên thực tế, khi ăn sữa chua được hâm nóng hay để đông đá đều không tốt cho sức khỏe. Thậm chí, đây chính là 2 cách ăn làm  tiêu diệt, bất hoạt và giảm số lượng quần thể vi khuẩn có lợi có trong sữa chua.

    Nên sử dụng sữa chua như thế nào?

    Mỗi ngày chỉ nên ăn 2 hộp sữa chua, thời điểm ăn sữa chua sau bữa ăn từ 1 đến 2 tiếng hay vào buổi tối là hợp lý nhất. Ăn sữa chua sau bữa ăn giúp các vi khuẩn có lợi trong sữa chua tồn tại ở điều kiện độ pH lớn hơn hoặc bằng 4,5 (điều kiện để vi khuẩn có lợi trong sữa chua tồn tại).

    Còn khi đói, độ pH trong dạ dày chỉ bằng 2, do đó các vi khuẩn có lợi trong sữa chua bị tiêu diệt. Nếu không còn vi khuẩn có lợi thì tác dụng của sữa chua sẽ không bằng sữa uống thông thường. Cũng cần lưu ý, bảo quản sữa chua trong tủ lạnh ngay sau khi mua về, nên sử dụng sữa chua trong vòng 1 tuần kể từ ngày mua. Khi mua cần xem kỹ hạn sử dụng.

    An Dương (T/h)
    https://vietq.vn/sua-chua-thanh-doc-gay-benh-neu-mac-sai-lam-khi-an-d192154.html

    Subscribe

    - Never miss a story with notifications

    - Gain full access to our premium content

    - Browse free from up to 5 devices at once

    Latest stories

    spot_img