20 C
Hanoi
Thứ năm, Tháng mười hai 19, 2024
More
    HomeTiêu dùng bền vữngSử dụng củ hà thủ ô đỏ: Cẩn trọng nguồn gốc, chất...

    Sử dụng củ hà thủ ô đỏ: Cẩn trọng nguồn gốc, chất lượng

    Date:

    Related stories

    Củ hà thủ ô đỏ chứa hàm lượng chất hoạt tính sinh học TGS cao nên có tác dụng phòng chống nhiều bệnh nan y. Trên thị trường, sản phẩm này đang có nguy cơ bị trộn lẫn với củ nâu – “thuốc nhuộm vải tự nhiên” để tăng lợi nhuận.

    Hà thủ ô đỏ có dạng gần giống củ khoai lang với mặt ngoài màu nâu đỏ có nhiều chỗ lồi lõm, thể chất cứng chắc, rất khó bẻ. Mặt cắt ngang có lớp vỏ bần màu nâu sậm, lớp bên trong màu hồng có nhiều bột, ở giữa thường có lõi gỗ cứng. Bột có màu nâu hồng, không mùi, vị đắng chát.


    Củ hà thủ ô đỏ có tác dụng chống lão hóa, gan nhiễm mỡ, khối u.

    Củ hà thủ ô đỏ có tác dụng chống lão hóa, gan nhiễm mỡ, khối u, kích thích mọc tóc với người bị rụng tóc, làm đen tóc đối với người bạc tóc sớm. Hà thủ ô đỏ được trồng, khai thác, chế biến và thương mại ở nhiều nước trên thế giới như Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia…

    Ở nước ta, hà thủ ô đỏ phân bố chủ yếu ở các tỉnh miền núi phía bắc như Lai Châu, Điện Biên, Lao Cai, Hà Giang, Sơn La… và được đưa vào Dược điển Việt Nam. Hiện nay, người tiêu dùng, nhất là công ty dược thường nhập củ hà thủ ô đỏ đã thái lát và sấy khô để chế biến sau đó phân phối cho đại lý bán lẻ hoặc xuất khẩu.

    Theo khảo sát của phóng viên, hà thủ ô đỏ có giá bán từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng 1 kg, tuy nhiên trên chợ “mạng” có những nơi chỉ rao bán với gia vài chục nghìn đồng cho 1kg. Vậy tại sao lại có giá rẻ như vậy? Kết quả nghiên cứu ứng dụng chỉ thị phân tử của Viện An toàn Thực phẩm (FSI) phối hợp với Viện Công nghệ Sinh học trên các lát cắt khô của hà thủ ô đỏ trên thị trường cho thấy, có tới 40% số mẫu bị trộn với lát cắt của củ nâu.


    40% hà thủ ô đỏ trên thị trường bị trộn với củ nâu.

    Loại củ được sử dụng nhiều nhất để làm giả củ hà thủ ô chính là củ nâu (còn gọi là hà thủ ô giả). Bên cạnh công dụng để nhuộm quần áo, củ nâu có thể sử dụng để sát trùng, cầm máu, tuy nhiên, hoạt chất tanin có nhiều trong củ nâu có thể gây táo bón, dùng lâu ngày sẽ gây tích tụ chất độc trong cơ thể và hại gan, thận, dân gian chỉ thường dùng nhuộm vải chứ không làm thuốc..

    Thực tế, bằng mắt thường người tiêu dùng khó có thể phân biệt giữa các lát củ nâu và củ hà thủ ô đỏ khô. Do giá trị y học và thương mại cao nên hà thủ ô giả, hà thủ ô bị trộn lẫn với củ nâu đã và đang xảy ra ở thị trường nước ta làm ảnh hưởng đến vai trò bảo vệ sức khỏe đích thực của loại dược thảo này. Vì vậy, khi mua Hà thủ ô đỏ thái lát khô, người tiêu dùng phải tìm hiểu kỹ nguồn gốc sản phẩm. Sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, đảm bảo chất lượng, đặc biệt là tuân thủ hướng dẫn của các thầy thuốc.

    Doãn Trung
    https://vietq.vn/su-dung-cu-ha-thu-o-do-can-trong-nguon-goc-chat-luong-d202785.html

    Subscribe

    - Never miss a story with notifications

    - Gain full access to our premium content

    - Browse free from up to 5 devices at once

    Latest stories

    spot_img