16 C
Hanoi
Thứ ba, Tháng Một 14, 2025
More
    HomeTiêu dùng bền vữngSử dụng bình giữ nhiệt: Đừng ham rẻ mà đánh đổi sức...

    Sử dụng bình giữ nhiệt: Đừng ham rẻ mà đánh đổi sức khoẻ!

    Date:

    Related stories

    Bình giữ nhiệt tưởng sạch nhưng thực chất lại là “hang ổ” của vi khuẩn, nếu không làm sạch kịp thời có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe.

    Khi sử dụng bình giữ nhiệt, ai cũng nghĩ việc vệ sinh bình là vô cùng đơn giản. Nhưng thực tế, nhiều người đã bỏ qua các “góc chết” trong thành bình, đặc biệt là khu vực đáy bình. Đây chính là nơi dễ dàng tích tụ “ổ” vi khuẩn mà không phải ai cũng để ý.

    Cần biết rằng, cặn bẩn và mảng bám tích tụ lâu ngày ở đáy bình không chỉ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển mà còn làm mất vệ sinh và ảnh hưởng đến chất lượng nước uống hàng ngày. Đáy bình cũng như các “góc chết” bên trong thành bình thường là các khu vực dễ bị bỏ qua, nhưng cũng là nơi tiềm ẩn nhiều mầm bệnh, có thể gây hại cho sức khỏe nếu không được vệ sinh đúng cách.

    Nếu gioăng cao su trên nắp bị hỏng, nắp bình lỏng sẽ không giữ kín hơi, dẫn tới giữ nhiệt kém. Nguy hiểm hơn, bình có thể bị chảy nước nóng ra ngoài và gây bỏng cho người dùng. Do đó, nên thay mới bình để đảm bảo an toàn. Bình bị va đập, dẫn tới móp méo có thể ảnh hưởng đến các lớp chất liệu bên trong bình mà bạn không biết như nứt, vỡ… khiến bình bị rò nhiệt ra ngoài khả năng giữ nhiệt sẽ kém hơn ban đầu. Khi đó, bạn cần thay bình mới.

    Tuỳ theo từng loại bình mà phần ruột bên trong được làm bằng chất liệu khác nhau, khi tiếp xúc với nhiều loại thực phẩm, cùng với việc bảo quản không kỹ sẽ xuất hiện các vết gỉ sét. Nếu có vết gỉ bạn đã chùi rửa mà vẫn không hết thì lúc này bạn nên thay bình mới để đảm bảo an toàn sức khỏe.

    Bình giữ nhiệt thông thường có thể giữ nước nóng lạnh từ 6 tới 8 tiếng, thậm chí 1 – 2 ngày với bình cao cấp. Sau thời gian sử dụng, thời gian giữ nhiệt của bình không còn được như ban đầu thì có thể bình đã sử dụng quá lâu (từ 2 – 3 năm). Nếu điều đó làm ảnh hưởng đến nhu cầu sử dụng hàng ngày thì bạn nên thay thế một chiếc bình mới.

    Bình giữ nhiệt có những dấu hiệu kém chất lượng cần thay mới ngay lập tức.

    Với bình giữ nhiệt sử dụng lần đầu, trước khi dùng nên dùng nước rửa chén, bột baking soda hoặc giấm để rửa sạch cũng như khử mùi sản phẩm mới trong bình. Như thế, khi dùng bình trữ nước sẽ không ảnh hưởng đến mùi vị và chất lượng nước sử dụng.

    Không đựng nước có tính axit trong bình giữ nhiệt, một số loại nước có tính chua như nước cam, nước táo mèo, nước sấu ngâm hay dưa muối, cà muối không nên tích vào bình giữ nhiệt. Bởi những loại nước, thực phẩm có tính axit sẽ thúc đẩy quá trình giải phóng kim loại, từ có có thể ảnh hưởng đến sức khỏe.

    Cần chú ý mức độ chịu nhiệt của loại bình đang sở hữu để tránh trữ nước quá nóng có thể gây hư hỏng bình hoặc gây phản ứng với chất liệu bề mặt bình, sản sinh chất gây hại. Không nên đổ nước hay thức uống đầy sát miệng bình, dễ gây trào khi đóng nắp và không đạt hiệu quả giữ nhiệt tốt nhất. Nên để 1 khoảng trống không khí trên mặt bình sẽ cho hiệu quả giữ nhiệt lâu hơn.

    Liên quan đến vấn đề này, PGS. TS. Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm – Đại học Bách Khoa Hà Nội phân tích, bình giữ nhiệt bằng inox thông thường tuân theo đúng tiêu chuẩn quy định sử dụng loại inox nào để làm. Với những loại inox đúng quy chuẩn thì khả năng thôi nhiễm kim loại nặng luôn ở dưới ngưỡng cho phép nên người dân có thể yên tâm sử dụng, an toàn cho sức khoẻ.

    Tuy nhiên, bên cạnh những loại đạt quy chuẩn của cơ sở sản xuất có sự kiểm soát và đã đăng ký thì có những loại hàng trôi nổi trên thị trường chưa kiểm định. Những loại này có thể được làm bằng loại thép inox kém chất lượng – loại dùng để làm cửa, làm tấm che chắn chứ không phải loại inox an toàn để sử dụng làm đồ uống nước, hoặc đun nấu thực phẩm. Vì thế khả năng thôi nhiễm kim loại nặng là có xảy ra.

    “Nếu kim loại nặng thôi nhiễm ra trong những điều kiện nhất định vượt quá ngưỡng cho phép có thể ảnh hưởng đến sức khoẻ người tiêu dùng. Đặc biệt, kim loại nặng có khả năng tích luỹ rất cao nghĩa là có thể người tiêu dùng chưa ăn uống với hàm lượng kim loại nặng đủ để gây ra những tác động ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ dẫn đến tình trạng ngộ độc cấp tính nhận ra ngay.

    Tuy nhiên, kim loại nặng tích tụ dần dần với nồng độ thấp đến một thời gian, thời điểm nhất định khi đủ mức độ sẽ tác động đến sức khoẻ. Đặc biệt, có những kim loại có thể tích luỹ trong xương, tuỷ. Từ đó sinh ra ngộ độc kim loại nặng do thiếu máu, không sản xuất ra hồng cầu,… Nếu như không có sự chữa trị kịp thời có thể dẫn đến tình trạng xấu nhất là tử vong” – PGS. TS Nguyễn Duy Thịnh phân tích.

    Hiện nay, khi thời tiết vào đông – cũng là thời điểm nhu cầu sử dụng bình giữ nhiệt của người tiêu dùng tăng cao. Trước thực trạng đó, PGS. TS Nguyễn Duy Thịnh khuyến cáo những loại bình giữ nhiệt được bán trong các cửa hàng có kiểm định chất lượng, đăng ký sản phẩm, xuất xứ rõ ràng dùng tốt, tiện lợi với người tiêu dùng nhất. “Tuy nhiên, đồng nghĩa với an toàn thì giá sản phẩm khá đắt. Những loại bán trôi nổi trên thị trường có giá chỉ bằng 1/3, 1/4 giá hàng chính phẩm. Vì thế đừng ham rẻ mà đổi sức khoẻ của mình” – PGS. TS Duy Thịnh nhấn mạnh.

    Thanh Hiền (t/h)
    https://vietq.vn/binh-giu-nhiet-tiem-an-nguy-co-anh-huong-den-suc-khoe-d228638.html

    Subscribe

    - Never miss a story with notifications

    - Gain full access to our premium content

    - Browse free from up to 5 devices at once

    Latest stories

    spot_img