Có lẽ nhiều người không biết rằng các món ăn nhiều đường rất ngọt ngào và đầy cám dỗ nhưng chính nó lại là tác nhân hủy diệt sức khỏe và trí tuệ của bạn.

Chế độ dinh dưỡng không hợp lý với nhiều muối và sản phẩm có đường, chất béo bão hòa, ăn ít rau và trái cây, thiếu hoạt động thể lực là những yếu tố làm tăng các bệnh không lây nhiễm hiện nay.

Hiện nay, trung bình 1 người Việt Nam tiêu thụ khoảng 46,5g đường tự do/ngày gần bằng mức giới hạn tối đa (50g/ngày) và cao gần gấp đôi so với mức nên tiêu thụ (là dưới 25g/ngày) theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) – theo thông tin được đưa ra tại hội thảo “Công bố các khuyến nghị của Tổ chức Y tế Thế giới về kiểm soát tiêu thụ đồ uống có đường để phòng, chống bệnh không lây nhiễm” do Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) tổ chức ngày 22/6, tại Hà Nội.


Sức khỏe sẽ nhanh chóng bị hủy hoại nếu nghiện đồ ngọt.

Theo Phó Cục trưởng Cục Y tế dự phòng Trương Đình Bắc, chế độ dinh dưỡng không hợp lý với nhiều muối và sản phẩm có đường, chất béo bão hòa, ăn ít rau và trái cây, thiếu hoạt động thể lực là những yếu tố làm tăng các bệnh không lây nhiễm hiện nay.

Trong đó, mức tiêu thụ đồ uống có đường đang ngày càng gia tăng, nhất là ở các quốc gia đang phát triển. Đồ uống có đường được sản xuất ở qui mô công nghiệp với nhiều sản phẩm đa dạng và được trẻ em yêu thích. Đồ uống có đường có thể mang lại cảm giác sảng khoái, ăn ngon miệng hơn và ăn được nhiều hơn, nhất là các đồ nướng, rán.

Theo TTXVN, nhiều báo cáo cho thấy, đồ uống có đường sẽ làm dư thừa năng lượng dẫn đến tích lũy mỡ, rối loạn chuyển hóa; làm tăng nguy cơ mắc các bệnh không lây nhiễm như thừa cân – béo phì, tăng huyết áp, loãng xương…

Tại Việt Nam, tỷ lệ thừa cân – béo phì đang gia tăng nhanh. Cụ thể là: tỷ lệ người trưởng thành bị thừa cân – béo phì chiếm khoảng 25% dân số; tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị béo phì tăng nhanh từ mức 0,6% (năm 2000) lên 5,3% (năm 2015).

Bên cạnh đó, theo điều tra của Bệnh viện Nội tiết Trung ương, sau 10 năm (2002 – 2012), tỷ lệ người mắc bệnh đái tháo đường tăng trên 2 lần (từ 2,7% lên 5,4%). Việc chăm sóc và điều trị những người mắc bệnh này suốt đời sẽ là gánh nặng cho nền kinh tế.

Đại diện Tổ chức Y tế Thế giới cho biết: Đồ uống có đường là nguồn đường chính trong khẩu phần ăn và việc tiêu thụ này đang ngày càng gia tăng ở hầu hết các nước, đặc biệt ở trẻ em. Hầu hết đồ uống có đường không có giá trị dinh dưỡng và khuyến thích việc tiêu thụ thực phẩm quá mức do không tạo cảm giác no.

Trong 1 ngày nếu 1 trẻ uống 1 lon hoặc chai đồ uống có đường thì đã tiêu thụ lượng đường tự do vượt quá ngưỡng khuyến cáo rất nhiều (1 lon nước ngọt phổ biến hiện nay có khoảng 36g đường tự do).

Vì vậy, Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo, lượng đường tự do (bao gồm các loại đường đôi, đường đơn được bổ sung vào thực phẩm và đồ uống hoặc đường tự nhiên có trong mật ong, xi – rô, nước ép trái cây, nước trái cây cô đặc…) trong chế độ ăn của mỗi người chỉ nên chiếm không quá 10% và nên giảm xuống 5% năng lượng trong một ngày (tương đương khoảng 25g đường tự do hoặc khoảng 6 muỗng cà phê) để có lợi cho sức khỏe…

Đồ ăn nhiều đường còn là tác nhân gây suy giảm chức năng não, trầm cảm lo âu, ung thư và các bệnh tim mạch.

Các món ăn nhiều đường rất ngọt ngào và đầy cám dỗ, nhưng chính nó lại là tác nhân hủy diệt sức khỏe, vòng eo và trí tuệ của bạn. Nhiều người chỉ nghĩ đơn giản là đồ ngọt gây sâu răng, nhưng hóa ra chúng còn là tác nhân gây suy giảm chức năng não, trầm cảm lo âu, ung thư và các bệnh tim mạch.

Đường ẩn chứa ở rất nhiều thức ăn: Thức uống đóng chai, nước ngọt, nước trái cây, chè, sinh tố, trái cây (nhất là trái cây sấy khô), mứt, sữa hộp, sữa chua, nước chấm, nước tương, nước sốt. Đối với những nước như Việt Nam thì cần lưu ý rằng đường có nhiều trong cơm, các loại đậu, khoai tây chiên, mì sợi và bánh mì trắng…

Khi ăn cơm nghĩa là bạn đang ăn đường ở dưới dạng khác. Tinh bột khi tiêu hóa được cơ thể chuyển hóa thành đường và khi bạn ăn nhiều, chúng cũng gây tác hại y như khi bạn ăn đường trong viên kẹo hay ly chè.

Các chuyên gia sức khỏe đã ví von rằng, đồ ngọt không phải bạn tốt vì vậy hãy dẹp chúng ra khỏi bữa ăn. Đương nhiên điều này đồng nghĩa với việc bạn phải hy sinh ham muốn ăn uống và phải chuẩn bị thực đơn tốt hơn cho sức khỏe.

Bạn không cần phải nghi ngờ tôi, một nghiên cứu trên 600 người đàn ông và phụ nữ cho thấy những ai có đường huyết cao rõ ràng già hơn những ai đường huyết thấp hơn. Với mỗi 180g đường/lít máu tăng thêm, tuổi cơ thể của họ cao thêm 5 tháng. Điều này đặc biệt dễ thấy nhất ở những người bị bệnh tiểu đường.

Bên cạnh đó, Viện nghiên cứu Viêm da của Hoa Kỳ còn khẳng định, quá nhiều đường sẽ gây nên mụn trứng cá và các vết thâm trên bề mặt da. Nói cách khác, một khi bạn bắt đầu cắt giảm lượng đường (và cả tinh bột), bạn sẽ sớm cảm nhận một làn da luôn tươi mới và mịn màng.

Về cơ bản, việc ăn quá nhiều đường trong thời gian dài sẽ khiến cơ thể tự hình thành kháng nội tiết insulin, gây lưu trữ chất béo và làm chậm quá trình trao đổi chất. Kéo dài tình trạng kháng insulin sẽ dẫn đến bệnh tiểu đường, gây rất nhiều hệ lụy cho sức khỏe và rất khó khăn để khắc phục.

Bên cạnh đó, đường còn ảnh hưởng xấu đến chức năng của leptin. Hormone này kiểm soát sự thèm ăn và giúp gan xử lí lượng glucose trong cơ thể. Khi cả hai chức năng này của leptin bị cản trở sẽ dẫn đến tăng cân nhất là khu vực vòng 2 và là tiền thân của bệnh tiểu đường.

Hạn chế bằng cách nào?

Để hạn chế ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của đồ uống có đường, Tổ chức Y tế Thế giới khuyến nghị: Các quốc gia cần truyền thông giáo dục sức khỏe nâng cao nhận thức của người dân để sử dụng đồ uống có đường ở mức vừa phải.

Các quốc gia cần kiểm soát quảng cáo các sản phẩm này cho trẻ em, học sinh, đặc biệt trong trường học; khuyến khích các nhà sản xuất tham gia thực hiện dán nhãn nhận biết các sản phẩm có lợi cho sức khỏe để người tiêu dùng lựa chọn sử dụng các sản phẩm yêu thích với số lượng phù hợp; tăng thuế nhằm tăng thu ngân sách và hạn chế lạm dụng để bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng…

Bạn có thỉnh thoảng có cảm giác thèm ngọt mặc dù chỉ mới 1-2 tiếng trước đó đã nạp năng lượng rồi không? Không ngạc nhiên bởi vì đường cũng gây nghiện như cocaine vậy.

Việc thèm ăn hay thèm ngọt hoàn toàn không phụ thuộc vào cảm xúc mà là do sự rối loạn chức năng sinh học do đường là tác nhân gây ra.

Việc nhấm nháp hoặc ăn đồ ngọt nhiều lần trong ngày đã trở thành thói quen của vô số người, đặc biệt khi họ cảm thấy stress hay buồn bã.

Trên thực tế, việc thèm ăn hay thèm ngọt hoàn toàn không phụ thuộc vào cảm xúc mà là do sự rối loạn chức năng sinh học do đường là tác nhân gây ra, theo Tiến sĩ Mark Hyman.

Khi tiêu thụ thực phẩm có đường, serotonin và beta-endorphin sẽ được giải phóng. Đây là hai chất dẫn truyền thần kinh giúp cải thiện tâm lí, giảm lo lắng. Theo lẽ tự nhiên, não bộ chúng ta sẽ muốn quá trình này lặp lại không có điểm ngừng.

Nhưng Tiến sĩ Hyman đã chỉ ra điều đáng mừng là: chỉ cần kiên định bỏ đường trong 10 ngày liên tiếp, việc trở thành “nô lệ đồ ngọt” sẽ hoàn toàn chấm dứt.

Theo moitruong.com.vn