21 C
Hanoi
Thứ tư, Tháng Một 15, 2025
More
    HomeTiêu dùng bền vữngSiêu trăng có mối liên hệ nào với nước biển dâng và...

    Siêu trăng có mối liên hệ nào với nước biển dâng và sóng thần?

    Date:

    Related stories

    Một dự báo được đưa ra là trong 2 tháng 8 và 9/2019, có những ngày mực nước biển sẽ dâng cao do hiện tượng “siêu trăng”. Vậy ở đây, liệu có mối liên hệ nào giữa “siêu trăng” và sóng thần?

    Nước biển dâng cao nhất trong 10 năm do hiện tượng “siêu trăng”

    Viện Khí tượng Thủy văn & Hải dương Học Hàn Quốc dự báo, trong vòng từ ngày 1/8 đến 4/8 và từ ngày 30/8 đến 2/9, mực nước biển sẽ dâng cao do hiện tượng “siêu trăng”.

    Các địa phương địa hình trũng ven biển cần phải chủ động đối phó với thiệt hại từ nước biển xâm lấn.

    “Siêu trăng” là hiện tượng mà Mặt trăng ở điểm gần nhất với Trái đất, khiến Mặt trăng trông to hơn bình thường. Do tới gần Trái đất, trọng lực của Mặt trăng tác động lên nước biển cũng lớn hơn, dẫn tới sự thay đổi về mực nước biển, đặc biệt là trong mùa hè, khi có vùng khí áp thấp và nhiệt độ nước biển cao.

    Viện Khí tượng Thủy văn & Hải dương Học Hàn Quốc cảnh báo mực nước biển trong hai khoảng thời gian trên sẽ có thể đạt tới mức cao nhất trong vòng 10 năm trở lại đây, từ sau năm 2010.

    Nước biển dâng cao có thể khiến 21 địa phương bị nước biển xâm lấn. Khi xảy ra hiện tượng “siêu trăng”, thủy triều sẽ lên, xuống nhanh hơn và cao hơn so với thông thường, nên người dân cần hết sức chú ý khi đi câu cá hoặc thăm quan các khu ngập nước.

    Liên quan đến thảm họa?

    Trên thực tế, cái tên siêu trăng là do nhà thiên văn học Richard Nolle đề xuất vào năm 1979, và đến nay vẫn không được sử dụng chính thức trong cộng đồng khoa học hoặc giới thiên văn học, mà giới hàn lâm chọn cái tên khó nhớ hơn là “perigee-syzygy”.

    Perigee là cận điểm giữa trái đất và mặt trăng, còn syzygy chỉ hiện tượng trái đất, mặt trăng, mặt trời cùng thẳng hàng, có thể diễn ra tối đa 12 giờ trong giai đoạn siêu trăng, và không quá 1 giờ khi siêu trăng lớn hơn nữa. Dù với cái tên nào, đây là hiện tượng mặt trăng đến cận điểm với trái đất, và phải xảy ra vào lúc trăng tròn.

    Cũng chính chuyên gia Nolle là người khởi xướng sự liên hệ giữa siêu trăng với đủ loại thảm họa trong lịch sử gần đây của trái đất. Nhà thiên văn học người Mỹ cho rằng, trong vòng 3 ngày trước và sau hiện tượng trên, trái đất sẽ đối mặt với nhiều đợt thiên tai hơn, như động đất và hoạt động núi lửa do mặt trăng gia tăng lực tác động đến địa cầu.

    Nghe qua cũng có lý, nhất là khi những người tin vào giả thuyết này lôi ra nhiều sự kiện có vẻ liên quan đến siêu trăng, như động đất gây sóng thần tại Nhật Bản vào ngày 11/3/2011, trong khi siêu trăng xảy ra sau đó khoảng 1 tuần. Còn trận động đất gây sóng thần ở Ấn Độ Dương vào ngày 26/12/2004 khiến gần 230.000 người thiệt mạng đã diễn ra trước sự kiện siêu trăng khoảng 2 tuần. Đó chưa kể những sự kiện lẻ tẻ ít được biết đến như cơn bão ập vào New England (Mỹ) năm 1938, hoặc đợt lụt lội Hunter Valley ở New South Wales (Úc) vào năm 1955.

    Theo thông tin trên Báo Thanhnien, sau khi Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) bác bỏ tin đồn siêu trăng tác động đến thiên tai tại Nhật Bản, đến lượt lực lượng tuần duyên Anh đổ lỗi rằng chính hiện tượng này đã khiến 5 chiếc tàu khác nhau mắc cạn trong lãnh hải của mình, theo báo Telegraph. Tin đồn càng dữ dội hơn khi chính tạp chí National Geographic đã đăng tải một bài to tướng về giả thuyết mới, cho rằng tàu Titanic bị đắm một phần là do siêu trăng.

    Nhà thiên văn học người Mỹ Donald Olson nghi ngờ hiện tượng siêu trăng vào ngày 4/1/1912 có thể đã tạo nên những đợt sóng mạnh trên đại dương, khiến các tảng băng trôi lũ lượt về phía nam, và một trong số đó đã nhấn chìm chiếc tàu huyền thoại trong chuyến hải trình đầu tiên vào ngày 14/4/1912. Siêu trăng vào năm đó cũng là lần chị hằng đến gần nhất trái đất kể từ năm 796, và cư dân địa cầu sẽ không phải đối mặt với hiện tượng tương tự cho đến năm 2257.

    Theo Thanh Thảo/moitruong.com.vn (1/8/2019)

    Subscribe

    - Never miss a story with notifications

    - Gain full access to our premium content

    - Browse free from up to 5 devices at once

    Latest stories

    spot_img