18.3 C
Hanoi
Thứ sáu, Tháng Một 17, 2025
More
    HomeTiêu dùng bền vữngSi-rô fructose: "Thủ phạm" gây ra hàng loạt bệnh nguy hiểm nếu...

    Si-rô fructose: “Thủ phạm” gây ra hàng loạt bệnh nguy hiểm nếu lạm dụng

    Date:

    Related stories

    Theo các nhà nghiên cứu Mỹ cho thấy, si-rô fructose mới chính là thứ vượt xa tất cả về calo cũng như mức độ nguy hiểm hơn đường thông thường hay dầu mỡ.

    Trước đó Tạp chí Dinh dưỡng Mỹ đã công bố một nghiên cứu mới, cho biết si-rô Fructose (Si-rô ngô) có hại cho sức khỏe hơn đường.

    Wayne Potts, một nhà nghiên cứu tại Khoa Sinh học tại Đại học Utah, nói rằng khoảng giữa những năm 1970, đã có một làn sóng bỏ đường bình thường và chuyển sang xi-rô fructose. Sự thay đổi này trùng hợp với thời điểm bệnh tiểu đường và béo phì bắt đầu thịnh hành ở Mỹ.

    Loại “chất độc” này đã khiến tỷ lệ béo phì của người Mỹ tăng từ 13% lên 40%. Tỷ lệ mắc bệnh gút tăng từ 3% lên 9%. Tỷ lệ bệnh nhân tiểu đường tăng từ dưới 1% lên 7,4%. Có thể nói, tất cả các bệnh chuyển hóa của người hiện đại đều trở nên trầm trọng hơn sau khi thứ “chất độc” này xuất hiện.

    Được biết, fructose (HFCS) là một loại đường lỏng nhân tạo được chế biến từ tinh bột bắp ngô. Tinh bột ngô được xử lý qua hai công đoạn đó là thủy phân bằng hóa chất và đồng phân bằng enzyme sinh học để cho ra một dịch lỏng si-rô, có nồng độ chất đường ngọt fructose rất lớn.


    Si-rô fructose vô cùng nguy hiểm cho sức khỏe nếu lạm dụng. Ảnh minh họa

    Nếu phân chia theo tỷ lệ fructose, chúng ta có thể chia các loại si-rô fructose thông thường thành 3 loại: Si-rô fructose số 42 chứa 42% fructose, si-rô fructose số 55 chứa 55% fructose, 90% si-rô fructose.

    Si-rô fructose số 42 thích hợp cho bánh ngọt và bánh quy, trong khi số 55 thích hợp hơn để làm đồ uống. Loại siro đường fructose số 90 không phổ biến trong đời sống hàng ngày vì hàm lượng đường fructose cao.

    Kể từ khi ra đời vào năm 1970, si-rô fructose ngay lập tức được các nhà sản xuất thực phẩm sử dụng vì giá thành rẻ, độ ngọt cao, dễ lên men, lên màu tốt và thời hạn sử dụng lâu dài. Bằng cách này, dưới tác động của nhiều yếu tố, si-rô fructose đã trở nên phổ biến trên toàn thế giới.

    Kể từ đó, bánh ngọt, bánh quy, nước hoa quả, nước sốt cà chua, đồ hộp… tất cả các loại thực phẩm đều có sự góp mặt của si-rô fructose.

    Lượng fructose trong si-rô ngô có thể gây ra những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng nếu ăn quá nhiều. Bởi vì, lượng đường fructose dư thừa này sẽ mang lại gánh nặng chuyển hóa rất lớn cho cơ thể chúng ta, đặc biệt là lá gan.

    Siro fructose có thể gây ra các vấn đề về sức khỏe nếu ăn quá nhiều. Hầu hết, các loại thực phẩm giàu tinh bột, chẳng hạn như gạo, khi được phân hủy sẽ thành glucose (dạng cơ bản của carbohydrate). Tuy nhiên, đường ăn và đường fructose lại chứa 50% glucose (đường huyết) và 50% fructose.

    Glucose được vận chuyển đến dễ dàng bởi mọi tế bào, đây là nguồn nguyên liệu chủ yếu để cung cấp nước cho cơ thể. Ngược lại, đường fructose từ siro ngô hoặc đường ăn lại có hàm lượng fructose cao khi vào cơ thể, do đó cần được gan chuyển hóa thành glucose, glycogen (carbs dự trữ) hoặc chất béo trước khi sử dụng để làm nguyên liệu.

    Giống như đường ăn thông thường, đường fructose là một nguồn giàu fructose. Trước khi đường ăn và đường fructose được phổ biến rộng rãi thì chế độ ăn bình thường chỉ chứa một lượng nhỏ đường fructose có trong trái cây và rau quả.

    Khi bị thừa fructose sẽ gây ra những tác dụng phụ, vì vậy nếu ăn siro ngô có hàm lượng fructose cao (55% fructose) và đường ăn (50% fructose) thì sẽ dẫn đến các vấn đề về sức khỏe.

    Vào năm 2016, một báo cáo về “Nghiên cứu và phát triển các rủi ro sức khỏe và các biện pháp của si-rô Fructose” được xuất bản bởi Trường Dược của Đại học Y học cổ truyền Trung Quốc Phúc Kiến đã chỉ ra rằng so với glucose, fructose dễ dàng được gan hấp thụ vì con đường chuyển hóa glucose trong cơ thể phức tạp hơn.

    Nạp quá nhiều fructose sẽ thúc đẩy quá trình tổng hợp một lượng lớn chất béo và làm tăng nguy cơ béo phì, rối loạn lipid máu, kháng insulin và các bệnh tim mạch. Uống quá nhiều si-rô fructose cũng có thể gây béo phì, tiểu đường, huyết áp cao và các bệnh khác.

    Béo phì

    Si-rô frustose có hàm lượng calo rất lớn, gây tăng cân không phanh. Ngoài ra, việc nạp quá nhiều đường sẽ không thể tiêu hóa được và chuyển hóa thành chất béo trong cơ thể, từ đó gây béo phì.

    Gan nhiễm mỡ

    Lượng fructose khổng lồ trong si-rô ngô chỉ có thể được chuyển hóa bởi gan. Khi chúng ta tiêu thụ quá nhiều nước ngọt, bánh kẹo chứa si-rô ngô thì gan sẽ bị quá tải và chuyển hóa thành mỡ gan.

    Bệnh tiểu đường

    Với tình trạng gan nhiễm mỡ ngày càng trầm trọng hơn, cơ thể con người cũng sẽ xảy ra tình trạng chuyển hóa lipid máu bất thường, từ đó gây ra tình trạng kháng insulin và làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2.

    Vào năm 2012, một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Global Public Health đã xác nhận rằng những quốc gia sử dụng si-rô fructose có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 cao hơn 20% so với những quốc gia không sử dụng.

    Bệnh gút

    Ngoài việc gây ra gan nhiễm mỡ, tiêu thụ si-rô fructose trong thời gian dài cũng có thể gây ra bệnh gút. Năm 2011, trong một nghiên cứu về “Dịch tễ học của Axit Uric và Fructose” (The Epidemiology of Uric Acid and Fructose) được đưa vào Thư viện Quốc gia Hoa Kỳ, Tiến sĩ Hyon Choi của Bệnh viện Đại học Boston đã tiến hành kiểm tra so sánh 46.000 tình nguyện viên trong tối đa 12 năm. Cuối cùng, ông phát hiện ra rằng những người uống đồ uống có chứa si-rô fructose 1-2 lần một ngày có nguy cơ mắc bệnh gút cao tới 85%.

    Ung thư, suy giảm trí nhớ

    Ở loại si-rô này, các phân tử glucose và fructose dù nằm chung với nhau nhưng lại không có liên kết hóa học. Fructose sẽ vào thẳng trong gan và hình thành chất béo, tạo thành mỡ gan. Glucose được hấp thụ vào máu nhanh chóng sẽ kích hoạt sản xuất số lượng lớn insulin – hormone lưu trữ chất béo chủ yếu ở cơ thể. Cả 2 thuộc tính này đã khiến si-rô có thể gây nhiễu loạn hấp thu khiến thèm ăn, tăng cân, tiểu đường, bệnh tim mạch, ung thư, suy giảm trí nhớ.

    Si-rô fructose làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý khác

    Fructose trong cơ thể cao là tác nhân gây ra nhiều bệnh lý nghiêm trọng khác. Đường ăn và đường Fructose đã được chứng minh là có khả năng gây viêm, làm tăng nguy cơ béo phì, tiểu đường, bệnh tim và ung thư.

    Ngoài việc gây viêm, lượng fructose dư thừa trong cơ thể sẽ làm tăng các chất gây hại cho tế bào. Cuối cùng, dẫn đến sự gia tăng viêm và sản xuất axit uric, khiến các bệnh viêm nhiễm trầm trọng hơn.

    An Dương (T/h)
    https://vietq.vn/si-ro-fructose-thu-pham-gay-ra-hang-loat-benh-nguy-hiem-neu-lam-dung-s30-d195739.html

    Subscribe

    - Never miss a story with notifications

    - Gain full access to our premium content

    - Browse free from up to 5 devices at once

    Latest stories

    spot_img