18 C
Hanoi
Thứ sáu, Tháng mười hai 27, 2024
More
    HomeTiêu dùng bền vữngSau Tết: Rủi ro tiềm ẩn khi ăn thực phẩm dư thừa...

    Sau Tết: Rủi ro tiềm ẩn khi ăn thực phẩm dư thừa bị hỏng

    Date:

    Related stories

    Sau Tết là lúc nhiều gia đình vẫn còn tích trữ rất nhiều đồ ăn thừa. Việc sử dụng loại thực phẩm này nếu không bảo quản cẩn thận sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro.

    Tết đến, thường gia đình nào cũng đầy ắp đồ ăn thừa, trái cây từ táo, lê, nho, cam, thanh long… Việc dư thừa này khiến nhiều gia đình đau đầu làm sao để bảo quản cho an toàn, bảo quản trong bao lâu?

    Bởi thực tế, theo Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Mỹ, từ 3 đến 4 ngày là quy tắc chung về thời gian đồ thừa vẫn ăn được. Đồ thừa quá thời hạn hoặc chưa được đun nóng kỹ sẽ có nguy cơ ngộ độc thực phẩm với các triệu chứng như buồn nôn, nôn, bụng đau quặn, tiêu chảy, sốt.

    Ngoài ra, đồ để quá lâu trông vẫn ổn và có mùi thơm không đồng nghĩa chúng an toàn. Nhiều loại vi khuẩn gây bệnh không ảnh hưởng đến mùi vị, bề ngoài của thực phẩm.

     Rủi ro khi ăn phải thực phẩm dư thừa sau Tết. Ảnh minh họa

    Không phải tất cả mọi người ăn đồ hết hạn đều bị ngộ độc. Các nhóm đối tượng có nguy cơ cao là người trên 65 tuổi, trẻ dưới 5 tuổi, phụ nữ mang thai, người có bệnh nền hoặc đang dùng thuốc suy giảm miễn dịch… Vậy thực tế thức ăn thừa sẽ để được bao lâu và bảo quản sao cho an toàn?

    Theo các chuyên gia, tuổi thọ của đồ ăn thừa trong tủ đông sẽ cao hơn. Ví dụ, thịt hầm (2-3 tháng), lòng trắng trứng (12 tháng), nước thịt, thịt (2-3 tháng), súp, đồ hầm (2-3 tháng), pizza (1-2 tháng), cá nạc (6-8 tháng), cá béo như cá hồi, cá ngừ (2-3 tháng), thịt xông khói và xúc xích (1-2 tháng), thịt nấu chín (2-3 tháng).

    Rau quả

    Loại thực phẩm này phải được làm sạch dưới vòi nước chảy, để ráo và bảo quản trong tủ lạnh dưới 4 độ C, theo hướng dẫn của Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA).

    Trái cây

    Theo Hiệp hội Tim mạch Mỹ, một số loại trái cây thải ra khí ethylene có thể khiến các sản phẩm xếp bên cạnh hư hỏng nhanh hơn. Do đó, nên để táo cách xa các loại rau củ quả khác. Trái cây trong tủ lạnh cần ăn hết trong vòng 1 đến 3 ngày để có hương vị và độ tươi tối đa.

    Đối với trái cây sấy như cam, táo, lê, thanh long chỉ đơn giản cắt lát và sấy trong lò nướng khoảng 3 tiếng ở nhiệt độ 100 độ C hoặc đến khi trái cây đủ khô. Trái cây sấy có thể bảo quản bằng cách hút chân không và cất tủ lạnh dùng dần.

    Trứng và sản phẩm liên quan tới sữa

    Trứng sống có thể giữ trong tủ lạnh từ 3 đến 5 tuần. Trứng luộc chín còn ăn được trong 1 tuần. Trứng và các sản phẩm từ sữa thích hợp trong không gian dưới 4 độ C.

    Các sản phẩm từ sữa để trong tủ lạnh giữ được chất lượng trong các khoảng thời gian khác nhau: Sữa (1 tuần), sữa chua (1-2 tuần), phô mai mềm (1 tuần), phô mai cứng (3-4 tuần sau khi mở).

    Bánh chưng

    Bánh chưng, bánh tét sau tết thường có hai hiện tượng: một là bánh bị đổ nhớt, hai là bị lại gạo. Nếu lại gạo, bạn có thể đem luộc lại bánh để có thể dùng nóng. Nếu bánh đổ nhớt mà không có mùi chua hay nổi váng mốc và không bị đắng thì bạn có thể tận dụng bằng cách chiên.

    Nếu bảo quản trong tủ lạnh, thỉnh thoảng nên mở ra kiểm tra, nếu bánh bị chảy nhựa thì nên vứt đi. Bánh để trong tủ lạnh thì dùng đến đâu, bóc vỏ đến đấy. Phần còn lại bọc bằng màng bọc thực phẩm, không để trần khiến bánh nhanh cứng và bị ám mùi thức ăn khác trong tủ, mất ngon. Sau khi lấy bánh ra khỏi tủ lạnh, nếu bị khô thì bạn có thể hấp lại trước khi chiên lên, ăn với củ kiệu, dưa món cho đỡ ngấy.

    Với bánh chưng hay bánh tét có thể đem đi chiên lại ăn sẽ lạ miệng hơn. Tách phần nhân và phần nếp ra riêng. Quết nhuyễn từng phần, vo tròn phần nhân rồi bọc bên ngoài 1 lớp nếp. Làm nóng chảo dầu, cho bánh nếp vào chiên vàng, vớt ra để ráo dầu. Món bánh nếp này ăn kèm tương ớt, nước mắm chua ngọt đều được.

    Các món ăn khác

    Món nướng có chứa trứng để trong tủ lạnh từ 3 đến 5 ngày. Thịt đã chế biến để được 3-5 ngày.

    Thời gian để trong tủ lạnh của cá nấu chín là 3-4 ngày, cá hun khói là 14 ngày. Các loại hải sản có vỏ cứng đã chế biến để 2 ngày.

    Bánh mì nướng cất tủ lạnh vẫn ăn được trong vòng 1-2 tuần. Cơm để trong 3-5 ngày; súp, canh, các món hầm (3-4 ngày).

    Tuổi thọ của các món tráng miệng trong tủ lạnh khác nhau. Bánh quy để được đến 2 tháng trong tủ lạnh còn các món tráng miệng có độ ẩm như bánh phô mai dùng trong một tuần.

    An Dương (T/h)
    https://vietq.vn/sau-tet-rui-ro-tiem-an-khi-an-thuc-pham-thua-bi-hong-va-nhung-luu-y-khi-bao-quan-d196917.html

    Subscribe

    - Never miss a story with notifications

    - Gain full access to our premium content

    - Browse free from up to 5 devices at once

    Latest stories

    spot_img