Khi nào cần đầu tư cho sản xuất sạch hơn (SXSH)? Chi phí đầu tư cho SXSH có lớn không… đó là những câu hỏi thường được các doanh nghiệp đặt ra khi tiếp cận với SXSH.

Doanh nghiệp có quy mô nào thì nên đầu tư cho SXSH?

Trên thực tế, các doanh nghiệp tuỳ thuộc quy mô, trình độ công nghệ, văn hoá quản lý đều có thể áp dụng SXSH ở các cấp độ khác nhau sao cho phù hợp với mình.

Qua triển khai, nhiều doanh nghiệp đã áp dụng SXSH với các giải pháp đơn giản nhất như là thực hiện các biện pháp quản lý nội vi (sắp xếp hợp lý trong dây chuyền sản xuất), thực hiện tốt các quy trình công nghệ, quy trình vận hành thiết bị, các dụng cụ đo lường được hiệu chỉnh chính xác để quản lý tốt quá trình sản xuất, giảm chi phí tiêu hao nguyên nhiên liệu, điện, nước,…

Những giải pháp này không tốn chi phí đầu tư hoặc chi phí rất ít, nhưng mang lại lợi ích rất lớn về kinh tế. Theo đánh giá, nếu doanh nghiệp thực hiện quản lý nội vi tốt, hợp lý có thể giảm 20% – 30% tải lượng ô nhiễm mà không tốn khoản chi phí đầu tư nào và khoảng 20% tải lượng ô nhiễm có thể thu được với các khoản đầu tư mà thời gian hoàn vốn rất ngắn (tính bằng tháng).

Trên thực tế, các doanh nghiệp tuỳ thuộc quy mô, trình độ công nghệ, văn hoá quản lý đều có thể áp dụng SXSH ở các cấp độ khác nhau sao cho phù hợp với mình.

Tiếp theo doanh nghiệp có thể thực hiện các giải pháp đầu tư lớn hơn như thay đổi sản phẩm, thiết kế lại sản phẩm, cải tiến hoặc đổi mới công nghệ, thiết bị, thay đổi nguyên liệu thân thiện với môi trường,… Cho dù kinh phí đầu tư ít hay nhiều thì các chi phí đầu tư cho SXSH đều có thời gian thu hồi vốn nhanh và mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Khi nào cần đầu tư cho SXSH?

Như trên đã trình bày, SXSH là một hành trình với các cấp độ khác nhau, từ các giải pháp SXSH đơn giản, không cần đầu tư, tiến tới các giải pháp phải đầu tư. Song khác hẳn với đầu tư xử lý cuối đường ống, các chi phí đầu tư cho SXSH đều cho thời gian thu hồi vốn nhanh và mang lại hiệu quả kinh tế.

Dưới đây là một số kết quả về việc thực hiện các giải pháp SXSH tại một số nước trên thế giới và Việt Nam:

Trong Dự án Desire (Ấn Độ) thực hiện từ năm 1993 -1995 tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ, kết quả thu được:Tại Úc, một công ty dệt đang nhuộm một số lượng lớn sợi dệt kim, đặc biệt là sợi 100% bông hoặc pha bông. Khi doanh nghiệp áp dụng sản xuất sạch hơn, hai quá trình mới đã được đưa vào sử dụng là nhuộm lạnh gián đoạn và sử dụng thuốc nhuộm Cibacron C.

Nhuộm lạnh gián đoạn là phương pháp nhuộm chất lượng cao và hiệu quả về mặt môi trường. Quá trình này tách được lượng muối khỏi dòng thải, giảm lượng nước và năng lượng sử dụng,giảm tải lượng dòng thải và giảm diện tích sử dụng nơi sản xuất. Đồng thời, quá trình này cũng cũng sử dụng ít hoá chất hơn và làm giảm nhiều hơn lượng màu trong dòng thải. Kết quả đã giảm 12% lượng nước sử dụng; với kinh phí đầu tư là 400.000 USD, số tiền tiết kiệm hàng năm là 619.000USD và thời gian hoàn vốn là 8 tháng.

Tại Việt Nam, trong thời gian qua, Công ty TNHH Trung tâm sản xuất sạch hơn đã triển khai dự án đến một số doanh nghiệp sản xuất tại các lĩnh vực sản xuất khác nhau và đã thu được các kết quả rất thuyết phục.

Số tiền các đơn vị tiết kiệm được trong năm đối với ngành dệt là 2.800 – 73.000 USD, ngành sản xuất giấy là 91.000 – 159.000 USD, ngành sản xuất thực phẩm là 6.700 – 24.600 USD, ngành chế biến gia công kim loại là 9.900 – 261.600 USD.

Về môi trường, đã giảm được 20- 43% phát thải khí do tiết kiệm nhiên liệu đốt; giảm khoảng 20% tổng lượng nước thải, giảm 20 – 30 % tổng các thành phần ô nhiễm hữu cơ trong nước thải; giảm 5-30% chất thải rắn; giảm đáng kể tiêu thụ nguyên, nhiên liệu thô, than, dầu và nước.

Theo VNCPC