Hiện nay nhiều chị em đua nhau dùng phương pháp nâng mũi cao, thanh tú tuy nhiên theo các chuyên gia thẩm mỹ, nếu nâng mũi quá cao sẽ để lại nhiều biến chứng nguy hiểm.
Hiện nay, trên thị trường thẩm mỹ mũi đang có nhiều dáng mũi “làm mưa làm gió” bởi nét đẹp tự nhiên, mềm mại nhưng cũng không kém phần sang chảnh, hút mắt người nhìn. Thêm vào đó, nhu cầu làm đẹp của mọi người ngày một tăng lên, nhiều người tìm đến các cơ sở nâng mũi với mong muốn sở hữu chiếc mũi cao thanh tú. Tuy nhiên, có thể do một số lỗi kỹ thuật trong quá trình nâng mũi mà mũi sau nâng cao hơn mức thông thường, khiến họ gặp những rắc rối không đáng có.
Tuy nhiên theo một bác sĩ tại bệnh viện thẩm mỹ tư nhân tại Hà Nội, khi nâng mũi cần đo độ giãn da và độ giãn sụn của mũi để quyết định độ cao phù hợp, trong sự chịu đựng của da. Nếu phá vỡ nguyên tắc này, sẽ dẫn đến tỉ lệ khuôn mặt không hài hòa, nghiêm trọng hơn là mũi bị hỏng.
Việc nâng mũi quá cao cần thận trọng trước biến chứng nguy hiểm. Ảnh minh họa
Mũi là trung tâm của khuôn mặt, không những quyết định thần thái, sự thu hút của đối phương mà còn phong thủy của người sở hữu. Tỉ lệ “vàng” tiêu chuẩn của một chiếc mũi đẹp dựa trên các nguyên tắc sau: Chiếc mũi phải chiếm 1/3 chiều dài khuôn mặt; Chiều cao của sống mũi là 11mm; Chóp mũi có chiều cao bằng 1/2 chiều dài mũi.
Do yếu tố di truyền mà dáng mũi người Châu Á không được cao, thường là: mũi ngắn, mũi gồ, mũi hếch; do đó nhiều người có xu hướng nghĩ chiếc mũi của mình nâng càng cao càng đẹp, sang chảnh. Đa số khách hàng đến bệnh viện nhờ sửa lại dáng mũi trong tình trạng mũi lệch, lộ sóng, bóng đỏ vì da mũi mỏng mà lại nâng quá cao. Một vài trường hợp nguy hiểm hơn khi “mất” hẳn mũi do co rút. Đây là hậu quả của việc làm đẹp ở cơ sở không chuyên, bất chấp sai phương pháp và khách hàng là người ôm trọn rủi ro.
Ảnh hưởng tới tổng thể khuôn mặt
Một trong những hậu quả của nâng mũi quá cao chính là làm ảnh hưởng đến thẩm mỹ của tổng thể gương mặt. Gương mặt Á Đông không thật sự phù hợp với những dáng mũi quá cao mà sẽ phù hợp với những dáng mũi có độ cao tự nhiên, hài hòa, thanh thoát. Vì vật nên nhiều trường hợp sau khi nâng mũi bị quá cao sẽ đã cảm thấy hối hận, thiếu tự tin trong hoạt động giao tiếp hằng ngày.
Gây biến chứng do tiêm filler
Đặc biệt, theo các bác sĩ, biến chứng do tiêm filler là trường hợp không hiếm và bác sĩ cần nhanh chóng tiêm giải filler. Sau khoảng 6 đến 9 ngày thì mới có thể thực hiện phẫu thuật sửa lại. Còn đối với trường hợp mũi bị biến dạng, co rút được coi là tình trạng nặng, việc sửa lại là rất khó vì đã làm hư hại không chỉ ở mô mềm và cả cấu trúc mũi. Nên phải chỉnh sửa kết hợp nhiều phương pháp khác nhau.
Khiến sống mũi lệch
Ngoài ra, việc nâng mũi quá cao có thể khiến lệch sống mũi. Chất liệu sụn khi được cấy ghép vào mũi quá cao sẽ khó cố định vào đúng vị trí như mong muốn. Thêm vào đó, muốn nâng mũi cao se cần một chất liệu sụn dày, có kích thước lớn sẽ gây sức ép xuống cấu trúc mũi, đặc biệt là vách ngăn dẫn đến vẹo vách làm lệch sống mũi.
Nâng mũi bị quá cao khiến mũi bóng đỏ
Da mũi mỏng nhưng lựa chọn nâng mũi quá cao khiến vùng da mũi bị căng đỏ, nếu tình trạng này kéo dài theo thời gian sẽ khiến da mũi ngày càng trở nên mỏng hơn, dẫn đến các tình trạng căng tức, sưng đau, nặng hơn có thể bào mòn gây lòi sụn ra bên ngoài. Đây được xem là biến chứng thường gặp nhất khi lựa chọn một dáng mũi không phù hợp tình trạng mũi hiện tại.
Nâng mũi bị quá cao làm tụt sụn
Một trong những biến chứng nguy hiểm khác trong việc lựa chọn vật liệu cấy ghép có kích thước quá lớn chính là thủng đầu mũi. Khi nâng mũi với chật liệu sụn nhân tạo, theo thời gian thì phần sụn này sẽ có xu hướng tụt xuống gây áp lực lên phần đầu mũi. Nếu như lựa chọn nâng mũi quá cao với vật liệu sụn lớn thì quá trình này diễn ra càng nhanh hơn, dẫn đến nguy cơ bóng đỏ và thủng đầu mũi.
An Dương (T/h)
https://vietq.vn/rui-ro-tiem-an-khi-nang-mui-qua-cao-d192450.html