Khi giá nhiên liệu cùng nhiều nguyên vật liệu liên tục tăng cao, doanh nghiệp đẩy phần khó sang cho khách hàng bằng cách tăng giá bán sẽ không phải là giải pháp lâu dài. Trong bối cảnh này, chỉ có RECP mới thực sự là cách lâu bền giúp doanh nghiệp chống lại lạm phát.
Lạm phát và nỗi lo của doanh nghiệp
Khi lạm phát, chi phí đầu vào của doanh nghiệp sẽ tăng theo. Nếu điều chỉnh tăng giá bán sẽ khó giữ chân được người tiêu dùng vì không chỉ giảm lượng mua mà họ còn có thể tìm sản phẩm thay thế khác. Vì vậy, đây thực sự là bài toán nan giải đối với hầu hết các doanh nghiệp, đặc biệt là những doanh nghiệp nhỏ, vừa và siêu nhỏ do nguồn vốn hạn chế.
Hình minh họa.
Song lạm phát có tính chu kỳ và là vấn đề thường xuyên phải đối mặt của hầu hết các nền kinh tế. Do đó, các doanh nghiệp đều phải chủ động trong việc tìm ra các giải pháp đối phó. Trên thực tế có không ít doanh nghiệp đã đầu tư cho việc cải tiến thay đổi mẫu mã của sản phẩm, thay thế nguyên liệu, đóng gói, cho đến đặc tính của sản phẩm. Chẳng hạn như một số sản phẩm vẫn giữ nguyên giá nhưng lại giảm trọng lượng, khiến cho người tiêu dùng thấy giá không đổi nhưng thực ra là giá đã tăng. Bên cạnh đó, việc thay đổi nhà cung cấp với danh tiếng thấp hơn cũng là cách mà nhiều doanh nghiệp giảm bớt chi phí đầu vào.
Trong cái “rủi” có cái “may”
Trên thực tế, các doanh nghiệp chỉ có thể thích ứng với lạm phát vì việc kiểm soát lạm phát phụ thuộc vào các chính sách vĩ mô của ngân hàng trung ương và của chính phủ. Mỗi khi lạm phát tăng cao cũng là một đợt sàng lọc các doanh nghiệp yếu kém, chính vì vậy chỉ những doanh nghiệp có sự thay đổi để thích ứng nhanh hay đã có những chuẩn bị từ trước mới có thể trụ vững và đón nhận thành quả từ chu kỳ kinh tế kế tiếp.
Hình minh họa.
Trong bối cảnh này, sử dụng hiệu quả tài nguyên và Sản xuất sạch hơn (RECP) đang được xem là “chìa khóa” không thể thiếu đối với tất cả các doanh nghiệp ở mọi quy mô hoạt động.
RECP là gì?
Theo định nghĩa của UNEP (Chương trình Môi trường của Liên hiệp quốc): RECP là việc áp dụng liên tục chiến lược phòng ngừa tổng hợp về môi trường vào các quá trình sản xuất, sản phẩm và dịch vụ nhằm nâng cao hiệu suất sinh thái và giảm thiểu rủi ro cho con người và môi trường.
Đối với quá trình sản xuất: RECP bao gồm bảo toàn nguyên liệu và năng lượng, loại trừ các nguyên liệu độc hại và giảm lượng và tính độc hại của tất cả các chất thải ngay tại nguồn thải.
Đối với sản phẩm: RECP bao gồm việc giảm các ảnh hưởng tiêu cực trong suốt chu kỳ sống của sản phẩm, từ khâu thiết kế đến thải bỏ.
Đối với dịch vụ: RECP hơn đưa các yếu tố về môi trường vào trong thiết kế và phát triển các dịch vụ.
Làm sao để được tư vấn áp dụng RECP vào sản xuất?
Tin vui cho các doanh nghiệp nhỏ vừa và siêu nhỏ trong lĩnh chế biến nông sản tại Việt Nam khi tham gia vào dự án “Xúc tiến cung cầu cho các sản phẩm chế biến nông sản đạt chứng nhận sinh thái – công bằng tại Việt Nam” (Eco-fair) sẽ được hỗ trợ triển khai RECP vào trong quá trình sản xuất miễn phí, Đây là dự án được liên minh châu Âu tài trợ, hướng tới hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong ngành chế biến nông sản, chế biến thịt gia súc, gia cầm và thủy sản thực hiện các thực hành sinh thái – công bằng để nâng cao lợi thế khi tham gia các thị trường xuất khẩu tiềm năng, tăng cơ hội kết nối với khách hàng, thị trường.
Với mục tiêu này, một trong những hợp phần quan trọng của dự án là tư vấn trực tiếp áp dụng RECP tại doanh nghiệp. Hoạt động tư vấn này sẽ do Công ty TNHH Trung tâm Sản xuất sạch hơn Việt Nam (VNCPC) thuộc trường Đại học Bách Khoa thực hiện, giúp doanh nghiệp đánh giá, rà soát và nhận diện được các lãng phí về năng lượng, nước, vật liệu đang tồn tại trong hoạt động sản xuất hằng ngày để tìm ra các giải pháp khắc phục nhằm tiết kiệm chi phí, gia tăng lợi nhuận cũng như đáp ứng các yêu cầu sản xuất bền vững từ khách hàng.
Doanh nghiệp có nhu cầu hỗ trợ tư vấn miễn phí, vui lòng liên hệ Ms Nhung 0905.674.739; Email [email protected] để được hướng dẫn.
VNCPC