Liên minh Châu Âu đang lên một dự thảo mới nhằm buộc nhà sản xuất vẫn có thể làm pin gắn chặt vào điện thoại nhưng không được dùng keo dán cố định nó.
Khởi đầu từ những chiếc iPhone, cho đến nay tuyệt đại đa số smartphone đều sử dụng các viên pin được gắn chặt vào điện thoại, làm cho người dùng khó có thể tự mình đổi sang một viên pin mới. Thế nhưng Liên minh Châu Âu đang lên kế hoạch để thay đổi điều đó.
Theo trang tin Het Financieele Dagblad, Ủy ban Châu Âu đang soạn thảo một dự luật nhằm buộc các công ty phải làm pin dễ thay thế hơn. Dự kiến được đệ trình lên vào giữa tháng Ba tới đây, dự luật này được cho sẽ nhắm đến các tablet, smartphone và cả các tai nghe không dây nữa.
Thay vì gắn chặt pin vào điện thoại các nhà sản xuất pin sẽ dùng keo cố định
Dự luật này được cho sẽ thúc đẩy việc tái chế các sản phẩm, tái sử dụng các nguyên liệu thô và nói chung sẽ làm việc sản xuất trở nên bền vững hơn. Ngoài ra rất có thể EU sẽ buộc các nhà sản xuất phải đưa ra thời hạn bảo hành dài hơn và dễ tiếp cận với các thông tin sửa chữa thiết bị hơn.
Kế hoạch của EU còn hướng đến việc tái chế nhiều hơn các sản phẩm đóng gói, nhằm đến việc muốn giảm lượng sử dụng vi nhựa (micro plastic). Trên thực tế, dự luật này đề nghị các nhà sản xuất phải gắn nhãn lên bao bì của mình để cho biết sẽ có bao nhiêu lượng vi nhựa phát tán vào môi trường khi sử dụng sản phẩm này. Một sáng kiến khác trong dự luật bao gồm cả nỗ lực tạo ra một hệ thống thu thập các điện thoại, tablet và sạc cũ ở châu Âu.
Nếu dự luật này được thông qua tại châu Âu, đây sẽ là một bước tiến cho việc thay thế pin dễ dàng hơn trên smartphone khi pin bị lão hóa đang là một trong những vấn đề đối với điện thoại cũ. Trong trường hợp của Apple, công ty này từng bóp hiệu năng iPhone cũ khi pin bị chai đến một ngưỡng cụ thể nào đó, chỉ đến khi pin được thay mới, tình trạng này mới không xảy ra nữa.
Cho dù vậy, việc gắn chặt pin trong điện thoại cũng mang lại lợi ích về thiết kế khi chúng giúp tạo ra các smartphone mỏng hơn, chống nước và bụi tốt hơn.
Nhưng dự luật trên của EU không hẳn là một lệnh cấm đối với việc gắn chặt pin trong điện thoại, thay vào đó, nó có thể ngăn các hành động ví dụ dùng keo gắn chặt điện thoại vào main khiến việc thay thế trở nên khó khăn hơn. Trên thực tế, Ủy ban Châu Âu từng kêu gọi các thương hiệu điện thoại loại bỏ việc sử dụng keo dán từ năm 2017.
Bảo Linh
http://vietq.vn/quy-dinh-moi-cua-chau-au-buoc-cac-nha-san-xuat-pin-smartphone-thay-the-loai-de-dung-hon-d170108.html