20 C
Hanoi
Thứ tư, Tháng mười một 27, 2024
More
    HomeTiêu dùng bền vữngÔ nhiễm không khí và những tác hại không thể xem thường

    Ô nhiễm không khí và những tác hại không thể xem thường

    Date:

    Related stories

    Các nghiên cứu đã chứng minh rằng ô nhiễm không khí gây ra hậu quả nặng nề cho sức khỏe của con người, như làm gia tăng tỷ lệ béo phì, ảnh hưởng đến thai nhi và bà bầu; làm gia tăng các vụ tự tử…. Vậy làm cách nào để phòng tránh và bảo vệ sức khỏe trước tình trạng ô nhiễm không khí đang gia tăng hiện nay?

    Ô nhiễm không khí gây béo phì

    Các nhà nghiên cứu Đại học Granada, Tây Ban Nha đã phát hiện mối liên hệ giữa tình trạng thừa cân béo phì với ô nhiễm môi trường mà không phải là chế độ ăn hay tập luyện thể chất.

    “Chúng tôi phát hiện ra rằng những người tiếp xúc với môi trường ô nhiễm có nguy cơ mắc bệnh béo phì cao hơn. Họ cũng thường có lượng cholesterol và đường trong máu cao hơn so với những người sống trong môi trường trong lành”, nhà nghiên cứu Juan Pedro Arrebola – Đại học Granada, Tây Ban Nha, cho biết.

    Các nhà nghiên cứu đã phân tích mức độ ô nhiễm trong các mô mỡ của 300 người tham gia – những người đàn ông và phụ nữ ở Granada. Mức độ ô nhiễm trong khu phố của họ đã ảnh hưởng đến cách cơ thể của họ tích trữ chất béo và dẫn đến bệnh béo phì hoặc thừa cân.

    Qua phân tích, các nhà nghiên cứu khẳng định rằng mức độ ô nhiễm tích lũy trong cơ thể có liên quan với béo phì và cũng có thể ảnh hưởng đến lượng cholesterol và đường trong máu trong cơ thể con người.

    Ô nhiễm môi trường làm tăng tình trạng tự tử

    Không chỉ có vậy, ô nhiễm môi trường còn làm tăng tình trạng tự tử. Một nghiên cứu khác mới đây được thực hiện trên 1.546 người dân Salt Lake (Mỹ) tự tử trong khoảng thời gian 2000 – 2010.

    Kết quả cho thấy những người tiếp xúc với mức nitrogen dioxide tăng 5% hoặc PM 2.5 tăng 5% sẽ có nguy cơ tự tử trong vòng 3 ngày cao hơn 25%.

    Đây không phải là nghiên cứu đầu tiên cho thấy mối liên hệ giữa ô nhiễm môi trường và nguy cơ tự tử. Nghiên cứu được đăng trên tạp chí Tâm thần học Mỹ năm 2010 trên người dân 7 thành phố ở Hàn Quốc cho thấy những người này có nguy cơ tự tử cao hơn 9% trong vòng 2 ngày kể từ khi gia tăng ô nhiễm môi trường.

    Tại sao ô nhiễm không khí ảnh hưởng đến thai nhi?

    PM2.5 là kính động lực học không khí tương ứng với chất hạt có đường kính nhỏ hơn 2.5micro mét, cũng được gọi là hạt tinh, có thể giảm tầm nhìn, là nguyên nhân chính gây ra khói mù. Đường kính hạt càng bé, thành phần độc hại kèm theo càng nhiều. Ngoài ra, PM2.5 lưu lại trong không khi một thời gian cũng dễ đi vào sâu trong đường hô hấp hơn, từ đó nguy cơ gây hại cho sức khỏe càng lớn.

    Nghiên cứu chứng minh, khi bà bầu tiếp xúc với PM2.5 nồng độ cao, hạt tinh ô nhiễm sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Các chuyên gia của Mỹ đã tiến hành nghiên cứu, kiểm tra những bà bầu sống trong vòng không khí khói mù bao vây 48 tiếng bằng cách ban ngày cho họ mang theo máy đo không khí, ban đêm để máy đo không khí ở cạnh giường.

    Kết quả cho thấy, những bà bầu sống trong môi trường không khí bị ô nhiễm nặng, cân nặng của trẻ khi chào đời giảm 9%, chỉ số vòng đầu cũng giảm 2%. Những bà mẹ sống trong không khí trong lành không có gì thay đổi. Điều này chứng tỏ rằng, ô nhiễm không khí có liên quan đến cân nặng của trẻ, trẻ sinh ra sẽ thiếu cân và có vòng đầu nhỏ hơn bình thường. Nghiên cứu còn cho thấy, môi trường ô nhiễm này đã gây ảnh hưởng không nhỏ cho sự phát triển của thai nhi ở New York.

    Làm thế nào để bảo vệ sức khỏe cho mình và thai nhi?

    Tránh xa khói thuốc lá: Khói thuốc lá chứa tới hơn 7000 loại hóa chất. Trẻ em hút thuốc thụ động (ngửi khói thuốc lá từ người khác) dễ mắc các bệnh hô hấp như ho, hen suyễn và viêm phổi. Bên cạnh đó, khói thuốc lá còn tăng nguy cơ bị nhiễm trùng tai, ung thư và đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS).

    Uống nhiều nước: Khi ở trong phòng, các mẹ bầu nên chú ý bổ sung nước đầy đủ để duy trì độ ẩm cho niêm mạc đường hô hấp, duy trì sự trao đổi chất của cơ thể để giải trừ độc tố ra khỏi cơ thể.

    Đóng kín cả cửa chính và cửa sổ vào giờ cao điểm: Đây là một cách đơn giản và hiệu quả để ngăn những loại khói độc hại xâm nhập vào không khí trong nhà. Nếu cửa sổ có hai lớp kính thì sẽ tốt hơn. Khi không khí trong lành nên mở cửa để lưu thông không khí trong phòng.

    Chú ý vệ sinh cá nhân: Thay, giặt quần áo hàng ngày, đặc biệt là sau khi ở ngoài về hạt tinh tích tụ nhiều, tốt nhất nên giặt ngay để tránh vi khuẩn và các loại virut lây nhiễm sinh sôi.

    Hít thở không khí trong lành: Một mẹo nhỏ mà bạn không nên bỏ qua. Ngay cả trong những ngày bận rộn mà không có nhiều thời gian rảnh, bạn vẫn nên dành 15-20 phút để đi bộ trong công viên nhiều cây xanh để hệ hô hấp được tiếp xúc tối đa với không khí trong lành. Hiệu quả của việc này có thể sẽ chưa có tác dụng ngay nhưng chắc chắn nó sẽ tốt cho cơ thể bạn về lâu dài, vì bạn không chỉ tránh được khói thải ô nhiễm mà còn được dịp vận động cơ thể một chút.

    Dùng mặt nạ chống ô nhiễm: Bất cứ lúc nào ra khỏi nhà, bạn đừng quên mang theo mặt nạ chống ô nhiễm để bảo vệ hệ hô hấp khỏi khí thải độc hại từ các phương tiện giao thông và khói bụi trong không khí. Đây là một việc làm cần thiết kể cả khi bạn đi bộ trên lề đường ở những giờ cao điểm, đặc biệt là khi bạn đang mang thai.

    Các mẹ bầu nên đi bộ ở nơi nhiều cây xanh để cơ thể được tiếp xúc với không khí trong lành.

    Bảo vệ cơ thể khi ở bên ngoài khói bụi

    Trong những ngày khói mù dày đặc, tránh ra ngoài sớm để tập luyện thể dục. Các chất độc hại trong không khí vào sáng sớm sẽ gây nguy hại cho bà bầu và thai nhi. Nên đi ra ngoài đi bộ, sưởi nắng khi mặt trời bắt đầu lên

    Nếu công việc cần đi ra ngoài khi sương mù đang dày đặc, bạn nên đeo khẩu trang hoạt tính 100% để ngăn hạt bụi nhạy cảm lọt vào trong khoang mũi. Sau khi sử dụng nên giặt khẩu trang bằng nước nóng để tẩy trùng.

    Tránh những nơi tụ tập đông đúc, giảm bớt sự tiếp xúc với vi khuẩn gây bệnh. Mùa đông, cần phải chú ý giữ ấm, không để cơ thể bị lạnh.

    Những gia đình có điều kiện nên cho bà bầu dưỡng thai ở khu ngoại ô hoặc gần biển, nơi có không khí trong lành trong 3 tháng đầu mang thai.

    Ăn nhiều rau xanh, trái cây có tính mát

    Trong môi trường bụi bặm, ô nhiễm, những bà bầu có tiền sử bệnh hô hấp như hen suyễn, viêm mũi, viêm phế quản… đặc biệt phải chú ý. Vi khuẩn gây bệnh trong khói bụi sẽ lọt vào trong cơ thể theo đường thở, từ đó gây ra các bệnh về đường hô hấp.

    Trong tiết trời sương mù dày đặc, nên ăn nhiều rau xanh và trái cây giúp nhuận phổi, thanh phổi như bưởi, cam, lê… để tiêu đờm, giảm ho, kiện tỳ bổ thận. Hạn chế các chất kích thích.

    Ngoài ra, các mẹ bầu nên bổ sung vitamin D giúp thúc đẩy đường ruột hấp thụ nhiều canxi, phốt pho, đồng thời duy trì nồng độ canxi bên trong và ngoài tế bào. Tiếp xúc với ánh nắng mặt trời là cách tốt nhất và nhanh nhất để giúp cơ thể hấp thụ vitamin D.

    Tuy nhiên, mùa đông trời khói mù, không khí ô nhiễm làm cho bà bầu mất cơ hội tiếp xúc với ánh mặt trời, nên khắc phục bằng cách ăn các loại thực phẩm giàu vitamin D như gan cá, mắt cá, trứng gà, bơ, gan động vật, sữa…

    Theo moitruong.com.vn

    Subscribe

    - Never miss a story with notifications

    - Gain full access to our premium content

    - Browse free from up to 5 devices at once

    Latest stories

    spot_img