Nghiên cứu cho thấy ô nhiễm có liên quan đến gia tăng tỉ lệ mắc tự kỷ ở trẻ và phụ nữ chịu ảnh hưởng từ ô nhiễm nhiều hơn nam giới. Trong khi đó Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF) từng cảnh báo ô nhiễm không khí có thể gây tổn thương vĩnh viễn não bộ trẻ em, kể cả thai nhi.
Theo Dailymail, ngoài việc tổn thương não, ô nhiễm không khí còn làm giảm trí nhớ, giảm khả năng học tập và kích thích tính bốc đồng – nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Viễn cảnh Môi trường & Sức khỏe.
Trong một loạt các thí nghiệm trong 270 ngày, các nhà khoa học đã đặt 40 con chuột vào môi trường ô nhiễm mức trung bình giống như ở một thành phố trong suốt hai tuần đầu tiên khi được sinh ra.
GS. Deborah Cory-Slechta, người dẫn đầu nhóm nghiên cứu đến ĐH Rochester, Mỹ, cho biết: “Khi quan sát tâm thất não chuột, chúng tôi thấy rắng, tâm thất lớn dần lên, xuất hiện viêm gây tổn thương đến tế bào não. Những phát hiện của nghiên cứu này đưa ra thêm một bằng chứng về tác hại của ô nhiễm đến bệnh tự kỷ và rối loạn thần kinh.
GS. Deborah Cory-Slechtavà các đồng nghiệp đang tiếp tục nghiên cứu sâu hơn để khẳng định mối liên quan giữa ô nhiễm không khí và chấn thương não.
Không chỉ trẻ nhỏ mới sinh, ngay cả những đứa trẻ đang trong thai kỳ phát triển cũng có thể bị tác động từ không khí ô nhiễm.
Ô nhiễm không khí có thể gây tổn thương vĩnh viễn não bộ trẻ em
Ô nhiễm không khí có thể làm tổn thương vĩnh viễn não bộ của trẻ nhỏ. Đó là kết luận được đưa ra mới đây của Quỹ nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF) trước những nguy hiểm ngày càng tăng về tình trạng ô nhiễm không khí ở khắp nơi trên thế giới.
Trong báo cáo của UNICEF, Nam Á đang là nơi có tỷ lệ trẻ em sống trong những khu vực ô nhiễm không khí lớn nhất. Chất lượng không khí tại khu vực này thậm chí đã vượt gấp 6 lần giới hạn an toàn trên thế giới (1microgram bụi/m3 không khí).
Điều đáng nói, báo cáo trích dẫn một số nghiên cứu khoa học chỉ ra, ô nhiễm không khí có mối liên hệ với nhiều căn bệnh hô hấp, thậm chí gây tổn thương vĩnh viễn não bộ của trẻ nhỏ và gây ảnh hưởng tới tương lai của chúng.
Theo thời báo Times of India của Ấn Độ, tổn thương não có thể xuất hiện dưới nhiều cơ chế tác động. Thứ nhất, các hoạt chất độc hại trong khói bụi có thể gây viêm thần kinh khi tác động tới hàng rào máu não, một màng mỏng bao bọc và bảo vệ não khỏi các chất độc hại. Thứ hai, việc tiếp xúc với các hạt ô nhiễm trong không khí, cụ thể như magnetite có thể dẫn tới mất cân bằng oxi hóa, lâu dần dẫn tới bệnh thoái hóa cơ tim.
Không chỉ trẻ nhỏ mới sinh, ngay cả những đứa trẻ đang trong thai kỳ phát triển cũng có thể bị tác động từ không khí ô nhiễm. Các chất ô nhiễm sau khi đi vào người thai phụ vẫn có thể tiếp cận tới bào thai và gây ảnh hưởng tới sự phát triển của não bộ.
Nghiên cứu của UNICEF cũng tìm thấy mối liên hệ giữa việc phơi nhiễm không khí độc hại trước sinh và tình trạng chậm phát triển ở trẻ lên 3, hoặc các rối loạn tâm lý và hành vi ở những độ tuổi cao hơn. Một trong số những chứng bệnh đáng lo như tăng động, lo lắng hay trầm cảm đều có thể xảy ra dưới tác động của ô nhiễm không khí.
Cần giám sát trẻ nhỏ nơi có mật độ ô nhiễm cao
UNICEF khuyến cáo, tất cả phụ huynh tại những nơi có mức độ ô nhiễm cao cần giám sát trẻ nhỏ và chỉ cho phép trẻ ra ngoài khi mức độ ô nhiễm trong ngày tạm giảm xuống mức an toàn. Ngoài ra, trường hợp cực đoan nhất các bậc cha mẹ nên trang bị khẩu trang lọc khí độc cho trẻ để đảm bảo sức khỏe.
UNICEF khuyến cáo, tất cả phụ huynh tại những nơi có mức độ ô nhiễm cao cần giám sát trẻ nhỏ và chỉ cho phép trẻ ra ngoài khi mức độ ô nhiễm trong ngày tạm giảm xuống mức an toàn.
Trên hết, UNICEF đề nghị các phụ huynh cần cải thiện sức khỏe tổng thể cho trẻ bằng một chế độ dinh dưỡng hợp lý, khuyến khích bú sữa mẹ để tăng sức đề kháng và chống chọi với bệnh viêm phổi.
Báo cáo trên của UNICEF trùng đúng thời điểm, ô nhiễm không khí đang chạm ngưỡng báo động tại Ấn Độ và nhiều quốc gia khác trên thế giới. Chỉ cách đây không lâu, giới chức New Delhi đã phải ban bố lệnh tạm ngừng hoạt động ở nhiều cơ quan trường học để tránh tác hại của ô nhiễm khói bụi đối với trẻ em.
Theo UNICEF, hiện có 17 triệu trẻ nhỏ dưới 1 tuổi đang sống tại nơi có mức độ ô nhiễm cao. Trong đó, chiếm phần lớn là 12,2 triệu trẻ nhỏ sống tại Nam Á. Trong khi đó, Đông Á và khu vực Thái Bình Dương (có cả Việt Nam) cũng có tới 4,3 triệu trẻ thường xuyên phải chịu tác động của ô nhiễm không khí.
Theo moitruong.com.vn