26 C
Hanoi
Thứ ba, Tháng mười một 19, 2024
More
    HomeTiêu dùng bền vữngÔ nhiễm không khí đang tàn phá sức khỏe của con người?

    Ô nhiễm không khí đang tàn phá sức khỏe của con người?

    Date:

    Related stories

    Theo các nghiên cứu cho thấy, hiện nay tình trạng ô nhiễm không khí đang làm tổn hại tới sức khỏe của con người là vô cùng khủng khiếp.

    Không phải thức ăn hay nước uống, không khí mới là thứ gắn bó và cần thiết với chúng ta nhất. Mặc dù không có tác động trực tiếp khiến bụng ta no, cổ ta hết khát nhưng môi trường ô nhiễm là tác nhân hàng đầu gây ra hàng loạt căn bệnh, đe dọa đến tính mạng của con người.

    Ô nhiễm không khí làm tổn hại tới não thai nhi

    Báo Vnexpress đã chỉ ra những căn bệnh cực nguy hiểm mà nguyên nhân chính xuất phát từ việc ô nhiễm môi trường. Tác hại đáng sợ đầu tiên đó là căn bệnh thế kỷ – căn bệnh đang khiến cả thế giới phải sợ hãi.

    Nghiên cứu cho thấy phụ nữ mang thai sống ở khu vực nhiều khói bụi nguy cơ sinh con tự kỷ cao gấp đôi nơi khác. Trong ba tháng đầu thai kỳ, ô nhiễm không khí sẽ ảnh hưởng đến não thai nhi, theo Reader’s Digest.


    Chất lượng không khí không đảm bảo có thể gây hàng loạt bệnh nguy hiểm.

    Ô nhiễm không khí gây nguy hại cho tim và phổi

    Ô nhiễm không khí gây nguy hại cho tim và phổi. Một nghiên cứu mới của Đại học Duke Mỹ cho biết người trên 60 tuổi tập thể dục nơi đường phố nhiều khói bụi sẽ có hại cho tim, phổi.

    Còn theo số liệu thống kê của Bộ Y tế tại Việt Nam cũng cho thấy, trong những năm gần đây các bệnh nhân về đường hô hấp có tỷ lệ mắc cao nhất trên toàn quốc, nguyên nhân chủ yếu là do ô nhiễm không khí gây ra.

    Ô nhiễm không khí làm tăng khả năng vô sinh

    Tiến sĩ Xiang Qian, Đại học Trung văn Hương Cảng, Hong Kong (Trung Quốc) cho biết, ô nhiễm không khí ảnh hưởng xấu đến chất lượng tinh trùng. Những người thường xuyên hít không khí ô nhiễm dễ bị biến dạng tinh trùng, chất lượng kém.

    Ô nhiễm không khí gây hại cho mắt

    Bệnh viện Mắt Trung ương cũng từng khuyến cáo, bệnh viện từng tiếp nhận rất nhiều trường hợp viêm nhiễm mắt, giác mạc do khí bụi. Do đó, bác sĩ khuyên những người dân khi đi ra ngoài, đặc biệt những người trực tiếp làm việc trong môi trường bị ô nhiễm cần nâng cao cảnh giác, bảo vệ mắt tốt hơn.

    Ô nhiễm không khí là tác nhân hàng đầu khiến bệnh về da tăng cao

    Trong khi đó, các chuyên gia về da liễu cũng nhận định, bụi không khí do ô nhiễm là tác nhân gây các bệnh về da liễu như mụn, dị ứng, viêm da… Chúng là nơi chứa nhiều mầm bệnh, tác nhân mang vi khuẩn, virus, nấm mốc vào cơ thể người nếu tiếp xúc lâu dài và tùy theo cơ địa của từng người sẽ có các bệnh lý khác nhau.

    Trên thực tế, bất chấp việc che chắn kỹ càng cho cơ thể bằng áo khoác hoặc váy chống nắng,… làn da vẫn bị bụi bẩn tấn công mỗi ngày. Ô nhiễm, khói bụi tích tụ sâu bên trong da, làm bít tắc lỗ chân lông, da không đều màu, thâm sạm, tàn nhang, nám,… Những tác nhân này còn phá hủy các vitamin, làm sợi collagen suy yếu khiến da mất độ đàn hồi và các dấu hiệu lão hóa, nếp nhăn dần xuất hiện. Làn da sẽ trở nên nhạy cảm hơn, dễ dị ứng, nổi mụn, không đủ sức để chống chọi với các tác nhân từ bên ngoài.

    Ngoài ra, ô nhiễm không khí còn làm tăng các bệnh về xương; gây suy thận; lão hóa da; tăng nguy cơ bị bệnh tim, đột quỵ.

    Do đó, để đối phó với sự ô nhiễm, các chuyên gia khuyến cáo trên báo Dân trí, để có thể góp phần vào việc giảm ô nhiễm không khí bằng cách thường xuyên sử dụng các phương tiện giao thông công cộng, có ý thức trong việc bảo vệ môi trường sống, trồng nhiều cây xanh. Tuy nhiên, để giải quyết tình trạng ô nhiễm cần một giải pháp đồng bộ của các cơ quan hữu quan.

    Đối với người dân phải luôn lưu ý, đeo khẩu trang hoạt tính, kính chắn bụi mỗi khi ra đường; sử dụng nước muối sinh lý để nhỏ mắt, vệ sinh mũi sau khi đi ra ngoài; rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn, trước khi đi ngủ và khi tiếp xúc với bộ phận khác trên cơ thể; khi về nhà, cần thay quần áo và tắm gội ngay; không ăn uống lề đường, chọn thực phẩm sạch, không bị nhiễm bẩn; hạn chế đi ra ngoài.

    Phương Thảo/vietq.vn (13/2/2019)

    Subscribe

    - Never miss a story with notifications

    - Gain full access to our premium content

    - Browse free from up to 5 devices at once

    Latest stories

    spot_img