Trưởng nhóm nghiên cứu, TS Jyotsna Jagai, ĐH Illinois, cho biết: “Nghiên cứu của chúng tôi lần đầu tiên cho thấy tác động của môi trường lên tỉ lệ ung thư.

Theo DM, các nhà nghiên cứu Mỹ tin rằng ô nhiễm không khí đã làm gia tăng thêm 44/100.000 người bị mắc ung thư. Theo đó, 50% ung thư là do gen nhưng môi trường cũng làm tổn thương ADN và cũng làm thay đổi hoạt động của các gen.

Nghiên cứu được đăng tải trên Tạp chí Ung thư, là nghiên cứu đầu tiên tìm kiếm mối lien quan giữa môi trường và ung thư, mặc dù nghiên cứu trước đó đã phát hiện ra khói diesel có thể gây ra sinh non.

Các nhà nghiên cứu đã xem xét 2.700 khu dân cư trên khắp nước Mỹ và kết quả cho thấy chỉ riêng chất lượng không khí đã gây ra thêm 44,19 trường hợp/100.000 người trong 4 năm (2006 – 2010) ở những vùng ô nhiễm nhất so với những vùng sạch nhất con số này cho thấy sự gia tăng là khoảng 10%, trong khi tình hình kinh tế xã hội và đường xá cũng làm tăng nguy cơ.

WHO cảnh báo số ca mắc bệnh ung thư mới trên toàn cầu đang gia tăng đáng báo động mà có đến 90% số ca ung thư có nguyên nhân từ môi trường ô nhiễm và lối sống thiếu lành mạnh.

Chất lượng nước ít hoặc không ảnh hưởng đến tỉ lệ ung thư. Chất lượng đất (bao gồm cả việc sử dụng thuốc trừ sâu) cũng cho thấy ít có tác động..

Trưởng nhóm nghiên cứu, TS Jyotsna Jagai, ĐH Illinois, cho biết: “Nghiên cứu của chúng tôi lần đầu tiên cho thấy tác động của môi trường lên tỉ lệ ung thư.

Ung thư phổi từng được biết đến là liên quan với khí thải động cơ diesel và hydrocarbon thơm đa vòng do ô tô thải ra cũng là nguyên nhân gây bệnh hen và bệnh tim.

Và giờ là thêm 10 trường hợp ung thư tuyến tiền liệt trên 100.000 nam giới, 4/100.000 nữ giới bị ung thư vú cũng do ô nhiễm không khí. Nghiên cứu trước đó cũng cho thấy các hạt không khí ô nhiễm có thể bắt chước oestrogen, vốn được xem là thủ phạm gây ung thư vú. Chúng cũng làm dày mô vú, làm tăng nguy cơ ung thư.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo số ca mắc bệnh ung thư mới trên toàn cầu đang gia tăng đáng báo động. Trong đó có đến 90% số ca ung thư có nguyên nhân từ môi trường ô nhiễm và lối sống thiếu lành mạnh.

Theo WHO, số ca mắc bệnh ung thư mới trên toàn cầu đang ngày càng gia tăng với tốc độ đáng báo động. Các nước đang phát triển tại các khu vực châu Phi, châu Á, Trung Mỹ và Nam Mỹ chiếm tới 60% các ca ung thư trên toàn cầu.

Trong số các loại ung thư, phổ biến nhất và nghiêm trọng nhất là ung thư phổi. Dữ liệu năm 2012 cho thấy, số lượng chết vì ung thư phổi lên đến 1,59 triệu ca, tiếp đến là ung thư gan, dạ dày, đại trực tràng, vú và thực quản.

Trong số các nguyên nhân gây ra ung thư phổi, có thể thấy thuốc lá và ô nhiễm không khí là những yếu tố đáng lưu ý nhất, nhưng đáng lo hơn, những yếu tố này càng nghiêm trọng hơn khi nhiều quốc gia chưa có chính sách kiểm soát hiệu quả.

Ví dụ ở Trung Quốc, quốc gia sản xuất 40% tổng số thuốc lá toàn cầu và thường xuyên đối mặt với hiểm họa sương khói đầy độc hại ở các thành phố lớn thì đồng thời cũng chiếm hơn 1/3 tổng số ca chết vì ung thư phổi trên toàn cầu.

Các chuyên gia cho rằng, chỉ có 5% tới 10% của tất cả các trường hợp ung thư có thể cho là do lỗi gene. Trong khi đó, có tới 90% đến 95% là căn nguyên từ môi trường và lối sống. Theo đó, tác hại từ việc hút thuốc, béo phì, ô nhiễm môi trường và thực phẩm công nghiệp là nguyên nhân chính gây ra ung thư.

Theo báo cáo Ung thư Thế giới của Cơ quan Nghiên cứu về Ung thư Quốc tế thuộc WHO, số ca mắc bệnh ung thư trên thế giới có khả năng sẽ tăng thêm 22 triệu người mỗi năm trong vòng 2 thập kỷ tới.

Theo moitruong.com.vn