27 C
Hanoi
Thứ hai, Tháng mười một 18, 2024
More
    HomeTiêu dùng bền vữngNước mưa nhiễm hóa chất vĩnh viễn rất nguy hại sức khỏe

    Nước mưa nhiễm hóa chất vĩnh viễn rất nguy hại sức khỏe

    Date:

    Related stories

    Nhiều người vẫn giữ một suy nghĩ nước mưa an toàn, có thể sử dụng trong việc sinh hoạt hàng ngày. Tuy nhiên, một nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học Thụy Điển đã chứng minh điều ngược lại.

    Trong nghiên cứu đăng tải trên tạp chí Environmental Science and Technology, Giáo sư Ian Cousins tại Đại học Stockholm, đồng thời là tác giả nghiên cứu, nhấn mạnh căn cứ các thông số mà ông và các cộng sự đo được, không có nơi nào trên Trái Đất này có nguồn nước mưa an toàn có thể dùng để uống. Bảng tổng hợp dữ liệu được thực hiện từ năm 2010 cho thấy ngay cả ở Nam Cực hay cao nguyên Tây Tạng, các mức PFAS trong nước mưa vẫn cao hơn 14 lần so với ngưỡng khuyến cáo an toàn mà Cơ quan Bảo vệ Môi trường (EPA) của Mỹ đưa ra.


    Có thể thấy nước mưa không an toàn để uống

    Theo một số nghiên cứu, một khi uống hay ăn vào, PFAS sẽ tích tụ trong cơ thể. Thậm chí việc phơi nhiễm loại hóa chất này còn có thể dẫn tới các vấn đề liên quan tới khả năng sinh sản, làm chậm phát triển ở trẻ nhỏ, làm tăng lượng cholesterol, đồng thời làm gia tăng nguy cơ béo phì hoặc một số loại ung thư nhất định như ung thư tuyến tiền liệt, thận và tinh hoàn.

    Giáo sư Cousins cho biết thêm gần đây, EPA đã giảm sâu ngưỡng khuyến cáo an toàn đối với nồng độ PFAS sau khi phát hiện ra rằng hóa chất này có thể tác động đến phản ứng miễn dịch của trẻ nhỏ khi tiêm vaccine. Đáng chú ý, các ngưỡng khuyến cáo an toàn đã được điều chỉnh giảm hàng triệu lần kể từ đầu những năm 2000 do giới khoa học ngày càng nhận thức rõ hơn về độc tính của những chất này.

    Ngoài ra, Giáo sư Cousins nhấn mạnh PFAS tồn tại “dai dẳng và phổ biến đến mức chúng sẽ không bao giờ biến mất khỏi hành tinh này. Con người đã hủy hoại môi trường sống của chính mình khi làm ô nhiễm Trái Đất đến mức không thể phục hồi”. Mặc dù vậy, ông cho rằng mức độ PFAS ở người thực sự đã giảm “khá đáng kể trong 20 năm qua” và “mức độ xung quanh (của PFAS trong môi trường) vẫn tương đương với mức ghi nhận trong 2 thập kỷ”.

    Năm 2019, Bộ Quốc phòng Mỹ thậm chí thừa nhận rằng “không có phương pháp xử lý thỏa đáng” để giảm thiểu tỷ lệ PFAS và “nhiều sản phẩm tiêu thụ có khả năng sẽ không đạt yêu cầu về môi trường”.

    Trong một báo cáo được đăng tải trên tạp chí Khoa học & Công nghệ Môi trường (Mỹ), nhiều mẫu nước mưa, nước ở sông hồ, và thậm chí cả được lấy từ khắp nơi trên thế giới đều cho thấy nồng độ PFAS cao hơn rất nhiều so với tiêu chuẩn của Cơ quan Bảo vệ Môi trường Mỹ.

    QCVN về nước sinh hoạt

    Nước sạch trong sinh hoạt được hiểu là loại nước đã qua xử lý, tác động để đảm bảo chất lượng của nước theo các thông số chất lượng nước sạch được quy định tại Điều 4 (Danh mục các thông số chất lượng nước sạch và ngưỡng giới hạn cho phép) theo Quy chuẩn QCVN 01-1:2018/BYT để nhằm phục vụ cho mục đích sinh hoạt, ăn uống, vệ sinh của con người, bao gồm: Nước uống trực tiếp tại vòi; Nước đóng bình; Nước đóng chai; Nước sản xuất ra từ các bình lọc nước; Nước ở trong các hệ thống nước lọc; Các loại nước không được dùng cho mục đích sinh hoạt. Quy chuẩn này được ban hành nhằm mục đích giới hạn các thông số để xác định chất lượng của nước. Nước dùng trong sinh hoạt, đáp ứng được những thông số nào thì sẽ đạt chuẩn nước sạch. Quy chuẩn này quy định cụ thể 99 chỉ tiêu chất lượng nước sạch và ngưỡng giới hạn cho phép như vi sinh, hóa lý. Đơn vị sản xuất nước phải tự tiến hành đánh hợp quy theo quy định tại Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN ngày 12/12/2012 quy định về công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy và phương thức đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật. Được biết, Thông tư số 02/2017/TT-BKHCN ngày 31/3/2017 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN ngày 12/12/2012 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ.

    PFAS (per- and polyfluoroalkyl substances) thường được gọi là “hóa chất vĩnh viễn” vì chúng phân hủy vô cùng chậm. Hóa chất này trước đây được tìm thấy trong bao bì, dầu gội đầu hoặc đồ trang điểm nhưng giờ đây đã xuất hiện tràn lan ngoài môi trường, trong đó có nước và không khí.

    Bảo Linh
    https://vietq.vn/uong-nuoc-mua-chi-con-la-cau-chuyen-trong-qua-khu-d202976.html

    Subscribe

    - Never miss a story with notifications

    - Gain full access to our premium content

    - Browse free from up to 5 devices at once

    Latest stories

    spot_img