33 C
Hanoi
Thứ Tư, Tháng 5 7, 2025
More
    HomeTiêu dùng bền vữngNhững thực phẩm ngon miệng nhưng được khuyến cáo không ăn nhiều...

    Những thực phẩm ngon miệng nhưng được khuyến cáo không ăn nhiều vì có thể gây hại tim

    Date:

    Related stories

    Theo khuyến cáo, có rất nhiều loại thực phẩm quen thuộc hàng ngày chứa nhiều natri nếu bổ sung thường xuyên có thể gây hại sức khỏe đặc biệt là đối với tim mạch.

    Natri là một khoáng chất thiết yếu đóng vai trò rất quan trọng trong việc duy trì sự cân bằng chất lỏng bên trong cơ thể. Natri còn giúp các cơ co bóp, thư giãn và hỗ trợ trong việc dẫn truyền thần kinh. Thiếu natri trong một khoảng thời gian có thế gây ra nhiều hậu quả khác nhau và thậm chí có nguy cơ đe dọa tính mạng.

    Natri hoạt động cùng với các khoáng chất khác như kali, magne và canxi mang lại nhiều tác dụng như giúp cân bằng lượng nước trong các tế bào của cơ thể con người. Tuy nhiên, khi natri dư thừa cũng có thể gây hại cho sức khỏe vì nó có thể làm tăng huyết áp, dẫn đến các vấn đề về bệnh tim và đột quỵ. Bằng chứng là, hầu hết những người Mỹ trưởng thành đều tiêu thụ natri vượt quá mức khuyến nghị mỗi ngày, và đây là quốc gia có tỉ lệ những người mắc bệnh tim mạch và đột quỵ rất cao.

    Dù gây ra nhiều tác hại như vậy nhưng hiện nay nhiều người không nhận ra rằng họ đang tiêu thụ lượng lớn natri hàng ngày. Hơn 70% lượng natri trong chế độ ăn đến từ thực phẩm đóng gói và chế biến sẵn, bao gồm cả những món ăn quen thuộc. Một thìa cà phê muối chứa khoảng 2.400 mg natri, trong khi khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), lượng natri hàng ngày nên dưới 2.000 mg, tương đương với khoảng 5g muối ăn mỗi ngày. Đặc biệt, người có vấn đề về huyết áp và tim mạch cần ăn ít natri hơn. Do đó, điều quan trọng nhất là phải biết loại thực phẩm nào chứa nhiều natri để có thể tiêu thụ chúng với số lượng sao cho phù hợp nhất.


    Nhiều thực chứa natri cần tránh dùng nhiều. Ảnh minh họa

    Bánh mì và bánh cuộn

    Trung bình một khẩu phần cung cấp khoảng 351 mg natri (15% giá trị hàng ngày – DV). Bánh mì tròn lớn có thể chứa gần 400 mg (17% DV) và một chiếc bánh quy đông lạnh hoặc làm lạnh chứa tới 528 mg (23% DV). Nên ưu tiên các loại bánh mì nguyên hạt và khẩu phần nhỏ hơn.

    Thịt nguội có hàm lượng natri cao

    Các loại thịt chế biến như giăm bông, thịt xông khói, xúc xích, bologna, chorizo thường có hàm lượng natri rất cao. Ví dụ, 2 ounce (1 oucne khoảng 28,35 g) gà tây chứa khoảng 440 mg natri (18% DV), trong khi 2 ounce salami có tới 590 mg (25% DV).

    Súp và mì

    Súp đóng hộp có thể chứa tới 800 mg natri (35% DV) trong một cốc. Nước dùng cũng không phải là lựa chọn ít natri hơn. Tự nấu súp tại nhà hoặc chọn các sản phẩm có hàm lượng natri thấp là giải pháp tốt hơn.

    Burrito và Tacos

    Sự kết hợp của phô mai, bánh ngô và salsa khiến burrito và tacos có hàm lượng natri cao, đặc biệt là các phiên bản ở nhà hàng hoặc mang đi. Một số món chính có lượng natri vượt quá khuyến nghị hàng ngày, ví dụ: Burrito – 2.700 mg.

    Đồ ăn vặt mặn

    Khoai tây chiên, bánh ngô chiên (khoảng 180 mg natri/khẩu phần), bắp rang bơ chế biến sẵn (có thể lên tới 2.650 mg/hộp), bánh quy pretzel (270-400 mg/khẩu phần) và bánh quy giòn (khoảng 140 mg/khẩu phần) thường chứa nhiều natri. Nên chọn các loại ít muối hoặc không hương vị.

    Phô mai

    Các loại phô mai (cheddar, gouda, munster, camembert, phô mai tươi, phô mai chế biến) đều chứa 300-450 mg natri trong một ounce do muối được thêm vào để bảo quản. Một số loại ít natri hơn bao gồm phô mai dê, mozzarella và Thụy Sĩ (50-100 mg/khẩu phần) nhưng cần lưu ý phô mai tươi có thể chứa tới 440 mg natri trong nửa cốc.

    Hỗn hợp làm bánh pudding và bánh ngọt ăn liền

    Một lát bánh vàng làm từ hỗn hợp đóng hộp có thể chứa 320 mg natri (14% DV). Các hỗn hợp làm nhân bánh pudding ăn liền cũng có hàm lượng natri cao (khoảng 390 mg/khẩu phần). Các lựa chọn ít calo thường có lượng muối thấp hơn khoảng 4%.

    Món ăn kèm đóng hộp

    Các sản phẩm như khoai tây nghiền ăn liền, hỗn hợp cơm nêm, mac n’ cheese, mì ống đóng gói sẵn và mì gói ramen thường chứa nhiều natri. Ví dụ, một hộp mì ống và phô mai có thể chứa 550 mg natri (24% DV) mỗi cốc.

    Thực phẩm đóng hộp

    Các loại như ravioli đóng hộp, đậu, ớt, thịt đóng hộp (Spam), rau củ đóng hộp, nước ép rau (V8), cá mòi, cá cơm, trứng cá muối và cá trích ngâm thường có hàm lượng natri cao. Một cốc nước ép V8 chứa tới 640 mg natri (28% DV) và 2 ounce Spam có 790 mg (34% DV).

    Nước sốt và gia vị

    Sốt cà chua, nước sốt thịt nướng, nước tương, salsa, nước sốt bít tết, nước trộn salad, mù tạt… thường chứa nhiều natri. Một thìa canh tương cà có khoảng 180 mg natri và 2 thìa canh nước sốt thịt nướng có 380 mg (17% DV).

    Thực phẩm ngâm nước muối

    Kim chi, nụ bạch hoa, ô liu, dưa chua, dưa cải bắp sử dụng muối làm chất bảo quản chính nên có hàm lượng natri cao. Khoảng 10 quả ô liu nhồi chứa 330 mg natri (14% DV), một cốc kim chi có khoảng 747mg (32% DV).

    Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 3974:2015 về muối thực phẩm

    Bộ Khoa học và Công nghệ công bố tiêu chuẩn này áp dụng cho muối được dùng làm nguyên liệu thực phẩm, để bán trực tiếp cho người tiêu dùng và để chế biến thực phẩm. Theo yêu cầu của tiêu chuẩn này thì việc sản xuất muối thực phẩm bổ sung iot chỉ được thực hiện bởi các cơ sở sản xuất đáng tin cậy, các cơ sở này có đủ kiến thức và thiết bị cần thiết để sản xuất muối iot thực phẩm và đặc biệt sử dụng đúng liều lượng và trộn đều. Sản phẩm thuộc đối tượng của tiêu chuẩn này phải phù hợp với giới hạn tối đa về chất nhiễm bẩn trong CODEX STAN 193-19951).

    Ngoài các yêu cầu trong TCVN 7087:2013 việc ghi nhãn thực phẩm bao gói sẵn, áp dụng các điều khoản cụ thể thì tên sản phẩm được công bố trên nhãn phải là “muối”. Tên gọi “muối” phải được ghi gần sát với cụm từ ‘thực phẩm” hoặc “muối ăn”. Chỉ khi muối chứa một hoặc nhiều muối feroxyanua, được bổ sung vào nước muối trong quá trình kết tinh, thì có thể ghi kèm theo thuật ngữ “dạng nhánh”.

    Khi muối được dùng làm chất mang cho một hay nhiều chất dinh dưỡng và được bán vì lý do sức khoẻ cộng đồng, thì tên sản phẩm phải được ghi đúng trên nhãn, ví dụ: “muối bổ sung flo”, “muối bổ sung iot”, “muối iot”, “muối bổ sung sắt”, “muối bổ sung vitamin”… theo cách thích hợp. Có thể ghi rõ nguồn gốc theo mô tả trong Điều 2, hoặc phương pháp sản xuất được công bố trên nhãn mà không làm cho người sử dụng hiểu nhầm bản chất của sản phẩm.

    Thông tin đối với bao bì không dùng để bán lẻ phải được ghi ngay trên bao bì hoặc trong tài liệu kèm theo, trừ tên sản phẩm, mã số lô hàng, tên và địa chỉ nhà sản xuất hoặc đóng gói phải được ghi rõ trên bao bì. Tuy nhiên, mã số lô hàng, tên và địa chỉ nhà sản xuất hoặc đóng gói có thể được thay bằng dấu hiệu nhận biết, với điều kiện là dấu hiệu đó có thể dễ dàng nhận biết được cùng với tài liệu kèm theo.

    Trong chương trình bổ sung iot vào muối, phải đảm bảo rằng tại thời điểm tiêu thụ, muối chứa lượng iot đúng như khuyến cáo. Việc duy trì iot trong muối phụ thuộc vào hợp chất iot được sử dụng, loại bao gói, sự tiếp xúc của bao gói với các điều kiện khí hậu và khoảng thời gian tính từ khi bổ sung iot đến khi tiêu thụ. Để đảm bảo được hàm lượng iot quy định trong muối khi tiêu thụ, cần tính trước đến điều kiện khí hậu của từng vùng và điều kiện bảo quản, là những nguyên nhân có thể làm thất thoát lớn lượng iot.

    Vân Thảo (T/h)
    https://vietq.vn/nhung-thuc-pham-ngon-mieng-nhung-duoc-khuyen-cao-khong-an-vi-co-the-gay-hai-tim-d233002.html

    Subscribe

    - Never miss a story with notifications

    - Gain full access to our premium content

    - Browse free from up to 5 devices at once

    Latest stories

    spot_img