19 C
Hanoi
Thứ hai, Tháng mười hai 23, 2024
More
    HomeTiêu dùng bền vữngNhững tác hại khi uống nước đá thường xuyên trong mùa hè

    Những tác hại khi uống nước đá thường xuyên trong mùa hè

    Date:

    Related stories

    Uống nước lạnh giúp giải tỏa cơn khát nhanh chóng, giảm nhiệt cơ thể từ bên trong, qua đó giúp chúng ta cảm thấy mát hơn. Tuy nhiên nước đá lạnh có thể gây hại sức khỏe nếu sử dụng quá thường xuyên.

    Một số nghiên cứu cho thấy nước đá lạnh giúp cải thiện hiệu suất tập thể dục. Nhiệt độ tối ưu để bù nước sau khi tập thể dục là 16 độ C, tương đương nhiệt độ của nước mát. Tuy nhiên nước đá lạnh có thể gây hại sức khỏe nếu sử dụng quá thường xuyên. Khi uống, nhiệt độ vùng họng giảm, là điều kiện thuận lợi để virus gây bệnh đường hô hấp phát triển. Đặc biệt, những người đang có sẵn bệnh như hen suyễn, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), viêm thanh quản, viêm phế quản… uống nước đá lạnh gây tổn thương niêm mạc họng, càng làm trầm trọng triệu chứng của bệnh. Nghiên cứu cho thấy uống nước lạnh khiến chất nhầy trong mũi dày hơn. Người đang bị cảm cúm, cảm lạnh uống nước lạnh có thể khiến tình trạng nghẹt mũi trở nặng hơn.

    Nước đá lạnh không sạch cũng là một trong những nguyên nhân gây ra các bệnh đường hô hấp. Vi khuẩn, siêu vi có trong nước đá dễ dàng sinh sôi, phát triển ở vùng họng, tăng nguy cơ nhiễm trùng họng. Uống nước không đảm bảo vệ sinh còn dẫn đến những tác hại đến hệ tiêu hóa. Để hài hòa giữa việc giải khát và lợi ích sức khỏe trong những ngày nắng nóng, nên uống nước mát thay vì nước lạnh buốt. Nếu muốn sử dụng đá, cần làm đá từ nước đã đun sôi hoặc lọc sạch, nếu mua đá bên ngoài cần chọn nơi uy tín, đảm bảo an toàn vệ sinh. Mỗi người chỉ nên uống nước đá lạnh ở một số thời điểm như tập thể dục hoặc vận động mạnh để cải thiện hiệu suất hoạt động, bù nước tốt hơn, không nên uống thường xuyên. Những người có bệnh đường hô hấp nên ưu tiên uống nước ở nhiệt độ phòng hoặc nước ấm để tránh tổn thương cổ họng.

    Lượng nước bổ sung cũng rất quan trọng trong những ngày nắng nóng, để điều hòa nhiệt độ cơ thể và bù lại lượng nước mất đi do đổ mồ hôi, ngồi điều hòa. Viện Hàn Lâm Khoa học, Kỹ thuật và Y học Mỹ khuyến cáo phụ nữ cần tiêu thụ khoảng 2,7 lít nước mỗi ngày, nam giới khoảng 3,7 lít nước. Lượng nước này đến từ cả thực phẩm và đồ uống. Khi uống nước, nên chia thành nhiều lần uống, mỗi lần uống những ngụm nhỏ thay vì uống nhiều một lúc. Những tác hại của nước đá có thể kể đến như:

    Khi uống nước đá thường xuyên nhiệt độ vùng họng giảm, là điều kiện thuận lợi để virus gây bệnh đường hô hấp phát triển, gây hại tới sức khỏe. Ảnh minh họa

    Gây tích tụ chất béo trong cơ thể

    Nếu uống nước đá lạnh ngay sau bữa ăn, nhiệt độ lạnh sẽ làm đông cứng chất béo từ thực phẩm bạn vừa tiêu thụ, khiến cơ thể khó phân hủy các chất béo không mong muốn trong cơ thể. Cho dù chúng ta có hoạt động đến mức nào cũng rất khó để đốt cháy lượng mỡ thừa đó.

    Làm chậm nhịp tim

    Nghiên cứu của Đại học Anglia Ruskin cho biết nước lạnh còn khiến tim đập chậm lại, bởi nước đá lạnh gây tác động và kích thích dây thần kinh phế vị – một phần quan trọng trong hệ thống thần kinh tự trị của cơ thể. Khi hệ thống thần kinh này bị ức chế, nhịp tim của bạn sẽ bị suy giảm.

    Ức chế dây thần kinh phế vị

    Khi uống nước quá lạnh vào cơ thể sẽ khiến ức chế dây thần kinh phế vị – dây thần kinh thuộc hệ thần kinh giao cảm điều hòa hoạt động của nhịp tim. Khi dây thần kinh này bị ức chế có thể khiến tim đập chậm, thậm chí tăng huyết áp. Vì thế, bạn không nên uống thường xuyên quá nhiều nước lạnh trong ngày hè. Để giải nhiệt ngày hè, bạn có thể uống các loại nước vối, nước trà xanh, nước đậu đen. Cùng với đó, bạn nên ăn nhiều rau củ quả giàu kali như rau má, cà chua, rau đay, diếp cá…

    Giảm sức đề kháng

    Thường nước đá chứa khá nhiều vi khuẩn và nhất là nước đá mua từ bên ngoài, chất lượng sẽ không được đảm bảo. Vậy nên khi nước đá tan hết trong cơ thể những con vi khuẩn sẽ bắt đầu tấn công bạn có thể gây ra những căn bệnh nguy hiểm và dần dần dẫn đến tình trạng suy giảm sức đề kháng của cơ thể.

    Làm hỏng răng

    Tác hại của nước đá thể hiện ở việc khiến răng sâu của bạn bị ê buốt đồng thời ảnh hưởng tới men răng, khiến sức đề kháng của răng bị giảm từ đó phát sinh ra các bệnh về răng miệng. Uống nước đá có thể làm hỏng men răng, thậm chí nứt to và mẻ vì bị sốc nhiệt (khi nhiệt độ thay đổi đột ngột). Thói quen nhai đá còn có thể làm răng yếu và dễ gãy.

    Mỗi người chỉ nên uống nước đá lạnh ở một số thời điểm như tập thể dục hoặc vận động mạnh để cải thiện hiệu suất hoạt động, bù nước tốt hơn, không nên uống thường xuyên. Ảnh minh họa

    Gây ra viêm họng

    Uống nước đá khi thời tiết nắng nóng, khả năng bị đau họng và nghẹt mũi rất cao, bởi nước lạnh sẽ làm khô lớp nhầy bảo vệ niêm mạc cổ họng gây ra hiện tượng bỏng lạnh, khiến cổ họng bị đau rát và tổn thương.

    Gây ra tình trạng táo bón

    Thông thường việc uống nước sẽ giúp chúng ta tiêu hóa dễ hơn nhưng uống nước đá thì có thể gây ra tình trạng táo bón. Do nước lạnh vào cơ thể khiến cho thức ăn trong ruột co lại, khả năng co bóp bị ảnh hưởng dẫn đến việc tiêu hóa của dạ dày và ruột cũng trở nên không tốt gây ra táo bón.

    Ngoài ra, các chuyên gia cho rằng, nước lạnh và thậm chí đồ uống lạnh có thể làm co mạch máu của bạn, do đó hạn chế tiêu hóa. Nó cũng cản trở quá trình tự nhiên hấp thụ chất dinh dưỡng khi tiêu hóa.

    Làm giảm năng lượng

    Một số người cho rằng việc uống nước lạnh sẽ làm sảng khoái hơn, giúp mình có thêm năng lượng. Nhưng thực tế thì nó có thể mang lại cảm giác dễ chịu tức thì, còn khi vào bên trong cơ thể, chúng ta sẽ bị mất rất nhiều năng lượng để làm nóng phần nước lạnh vừa uống và càng khiến cơ thể mệt mỏi và uể oải hơn.

    Gây sốc nhiệt

    Mọi người không nên uống nước lạnh sau khi tập luyện. Khi bạn tập luyện, có rất nhiều nhiệt được tạo ra và nếu bạn uống nước lạnh ngay sau đó, nhiệt độ trong cơ thể sẽ bị thay đổi đột ngột gây ảnh hưởng đến đường tiêu hóa có thể dẫn đến đau dạ dày hoặc sốc nhiệt.

    4 trường hợp phải cẩn trọng khi uống nước đá

    Sau khi ăn no hoặc ăn lẩu: Nhiệt độ thức ăn để cơ thể hấp thụ nhanh nhất là có độ ấm vừa phải. Nước lạnh sẽ khiến quá trình bơm máu để thực hiện chức năng tiêu hóa của cơ thể bị giảm chậm, dẫn tới cảm giác đầy bụng, thậm chí là đau bụng. Nhất là sau khi ăn lẩu, bạn lại sử dụng thêm đồ uống có đá lạnh thì hỗn hợp vừa nóng vừa lạnh này rất có hại cho dạ dày và đường ruột.

    Ngay sau khi tập thể dục: Sau khi vận động và ra mồ hôi, các mạch máu cũng như lỗ chân lông trên cơ thể giãn rộng. Ở thời điểm này, bạn không nên tiếp xúc với đồ lạnh, làm giảm nhiệt độ cơ thể đột ngột như uống nước đá hoặc vào phòng điều hòa lạnh ngay lập tức. Chỉ dùng nước nguội hoặc nước ấm vừa đủ để bổ sung lượng nước đã mất. Sau khi nhịp tim, nhiệt độ, cơ thể được điều hòa trở lại, lau sạch mồ hôi, bạn hãy sử dụng nước mát để sảng khoái hơn.

    Khi bị cảm lạnh: Ngoài việc không nên uống nước đá khi bị cảm lạnh, thì những người thường dễ bị cảm lạnh cũng nên hạn chế uống nước đá.

    Trong kỳ kinh nguyệt: Đây là thời điểm nhạy cảm với phụ nữ, kỵ những loại thực phẩm có tính hàn mà nước đá lạnh là một trong số đó. Nếu sử dụng trong những ngày “đèn đỏ”, chị em dễ bị tắc kinh, đau bụng kinh. Phụ nữ hay bị đau bụng kinh cũng nên hạn chế uống nước đá kể cả ngoài kỳ kinh.

    Khánh Mai (t/h)
    https://vietq.vn/nhung-tac-hai-khi-uong-nuoc-da-thuong-xuyen-trong-mua-he-d210849.html

    Subscribe

    - Never miss a story with notifications

    - Gain full access to our premium content

    - Browse free from up to 5 devices at once

    Latest stories

    spot_img