23 C
Hanoi
Thứ bảy, Tháng mười một 23, 2024
More
    HomeSản xuất sạch hơnNhững tác hại của việc đi giày cao gót thường xuyên

    Những tác hại của việc đi giày cao gót thường xuyên

    Date:

    Related stories

    Mặc dù giày cao gót mang tới sự tự tin, quyến rũ cho phụ nữ nhưng những tác động của nó tới sức khỏe xương khớp khi đi thường xuyên cũng vô cùng nguy hiểm.

    Giày cao gót dường như là một món “vũ khí” giúp phụ nữ tự tin, quyến rũ và xinh đẹp hơn. Dù những đôi giày cao gót có đẹp tới đâu, mọi người cũng không nên quên rằng sức khỏe quan trọng hơn bất cứ điều gì. Chiều cao tăng thêm một chút nhờ giày cao gót cũng có thể gây ra một số vấn đề sức khỏe nghiêm trọng về lâu dài.

    Mọi người cần nhận thức được những hậu quả sau đây khi đi giày cao gót quá thường xuyên hoặc trong thời gian dài và một bài tập giúp cải thiện cảm giác đau mỏi.

    Đau lưng

    Nhiều người sau cả ngày dài đi giày cao gót thường nghiêng về phía sau vì cảm thấy cần phải giải phóng áp lực lên lưng. Lưng có dạng đường cong chữ C ở vị trí bình thường. Đi giày cao gót sẽ làm thay đổi hình dạng của cột sống và theo thời gian nó có thể làm mòn sụn trên đĩa đệm, khớp và dây chằng ở lưng.

    Tạo thêm áp lực cho đôi chân

    Cân bằng tự nhiên dễ bị biến dạng khi đi giày cao gót. Vì vậy, phần đệm bàn chân phải chịu thêm nhiều áp lực, điều này có thể ảnh hưởng đến tốc độ đi bộ, độ dài sải chân và dáng đi.

    Tổn thương đầu gối

    Do mô-men xoắn đầu gối (lực quay) và lực nén quá lớn, đầu gối dễ bị tổn thương hơn khi đi giày cao gót. “Viêm khớp do mòn”, còn được gọi là thoái hóa khớp gối, thường gặp ở phụ nữ nhiều hơn so với nam giới, và đi giày cao gót là một trong những lý do chính gây ra tình trạng này.

    Đau mắt cá chân

    Cơ bắp chân có thể bị ảnh hưởng do chiều cao quá mức của giày cao gót, vì vậy mắt cá chân dễ gặp tình trạng khó di chuyển bàn chân về phía trước trong khi người dùng đi bộ. Thêm vào đó, vì mắt cá không ở vị trí bình thường, nên gân Achilles có thể bị co lại. Theo thời gian, những người thường xuyên đi giày cao gót có khả năng cao gặp phải tình trạng viêm có tên là viêm gân Achilles chèn.

    Ảnh hưởng xấu tới hông

    Theo một nghiên cứu, nếu đi giày cao gót sớm từ khi còn trẻ, mọi người có thể bị đau hông khi lớn tuổi. Cơ gập hông buộc phải giữ ở tư thế gập liên tục và sự co cơ này có thể gây ra một số vấn đề về sức khỏe theo thời gian.

    Móng chân mọc ngược, mỏng và dễ gãy

    Không chỉ mang tới các vấn đề về sức khỏe xương khớp mà việc đi giày cao gót cũng ảnh hưởng tới đến thẩm mỹ. Móng chân bị đè nén trong đôi giày cao gót trong thời gian dài sẽ trở nên mỏng và giòn, hoặc dày và khó cắt.

    Nếu mọi người có móng chân mọc ngược thì bạn nên cân nhắc kỹ khi đi giày cao gót. Nó có thể làm cho tình trạng tồi tệ hơn, gây đau, tấy đỏ hoặc thậm chí là nhiễm trùng. Dù chưa từng gặp tình trạng này thì việc đi giày cao gót tạo ra môi trường thích hợp để phát triển vấn đề này. Đó là lý do tại sao một số phụ nữ thậm chí còn phải tới các trung tâm y tế hoặc gặp chuyên viên làm móng để xử lý các tình huống tồi tệ của móng chân.

    Khoằm ngón chân

    Sự mất cân bằng của cơ, gân và dây chằng khiến ngón chân của người đi giày cao gót thường xuyên có thể bị khoằm, ngón chân không còn ở dạng tự nhiên vì chúng bị ép vào bên trong phần trước của giày.

    Chứng suy giãn tĩnh mạch

    Khi đứng trên giày cao gót, máu không bơm qua tĩnh mạch như bình thường do cơ bắp chân bị co lại. Vì vậy, mọi người có khả năng bị giãn tĩnh mạch theo thời gian. Nếu đã có những triệu chứng của tình trạng thì mọi người nên chọn những đôi giày thoải mái như giày thể thao, giày bệt.

    Mất đi sự linh hoạt

    Cơ thể phải chịu tất cả những cơn đau mỏi nói trên nên rất khó để mọi người vận động nhanh nhẹn và linh hoạt như bình thường. Sự căng cơ ngày càng tăng có thể cản trở các hoạt động hàng ngày, chẳng hạn như chạy lên và xuống cầu thang, đi bộ hoặc chạy bộ. Nếu phải đi giày cao gót, mọi người nên dành thời gian để xoa bóp bàn chân của mình.

    Bài tập thư giãn khi đi giày cao gót

    Đặt một cuốn sách dày khoảng 3 cm trên sàn nhà. Sau đó để phần phần đệm của bàn chân phải trên cuốn sách và gót chân trên mặt đất. Tiếp theo, cúi người về phía trước và cố gắng nắm lấy cuốn sách (có thể uốn cong đầu gối). Giữ trong 30 giây, sau đó đổi chân và lặp lại 2 hoặc 3 lần.

    Hương Giang (theo: Bright Side)
    http://vietq.vn/nhung-tac-hai-cua-viec-di-giay-cao-got-thuong-xuyen-toi-suc-khoe-d184934.html

    Subscribe

    - Never miss a story with notifications

    - Gain full access to our premium content

    - Browse free from up to 5 devices at once

    Latest stories

    spot_img