Những chiếc smartphone cũ được nhiều người lựa chọn do giá thành hợp lý nhưng vẫn đem lại được hiệu quả sử dụng cao. Tuy nhiên có không ít cơ sở kinh doanh gian dối, lừa đảo khách hàng bằng những sản phẩm kém chất lượng.
Phân biệt các loại điện thoại cũ
Mỗi loại điện thoại cũ có giá cả và đặc điểm riêng biệt. Ví dụ, một chiếc iPhone 13 có thể tồn tại ở nhiều tình trạng khác nhau, và dưới đây là một số loại điện thoại cũ phổ biến:
Hàng đổi trả: Điện thoại hàng đổi trả thường là những máy mà người dùng đã mua và sau đó quyết định trả lại hoặc bán lại cho cửa hàng. Chúng thường không gặp sự cố nào và được bán lại sau khi được làm mới, bao gồm cả việc khôi phục thời hạn bảo hành. Hàng này có giá rẻ hơn so với sản phẩm mới từ 20% đến 40%.
Hàng Like New: Điện thoại hàng Like New thường có ngoại hình đẹp và chưa qua thay thế hay sửa chữa nhiều. Chúng được chia thành các mức độ khác nhau như 99% dùng ít, chưa sửa chữa ngoài hình nguyên vẹn; 97-98% dùng ít có vết xước, và dưới 95% là loại máy dùng đã lâu, bị trầy xước xuống cấp nặng.
Điện thoại dùng lâu bị trầy xước xuống cấp được xếp vào hàng like new dưới 95%.
Hàng dựng: Điện thoại hàng dựng là máy mà các bộ phận đã được thay thế, đôi khi chỉ giữ lại một số linh kiện. Mua điện thoại hàng dựng có thể dẫn đến sự xuống cấp nhanh chóng vì chất lượng kém.
Hàng Refurbished: Điện thoại refurbished thường là máy được trưng bày tại các triển lãm công nghệ hoặc những hệ thống bán điện thoại và sau đó được xuất khẩu và bán lại với giá rẻ hơn. Chúng được kiểm tra kỹ lưỡng và có chất lượng tốt.
Hàng Pre-owned: Điện thoại hàng pre-owned thường có những lỗi nhỏ về phần cứng hoặc ngoại hình, bị gửi về hãng để sửa chữa, thay thế nhưng vẫn có thời hạn bảo hành tương tự các loại máy mới.
Thông tin Pre-owned sẽ có trên vỏ hộp
Hàng giả (Fake): Điện thoại hàng giả là máy nhái có ngoại hình giống hệt với sản phẩm chính hãng, nhưng chất lượng kém. Tránh mua các sản phẩm này.
Kiểm tra điện thoại cũ
Kiểm tra màn hình cảm ứng: Kiểm tra độ nhạy của màn hình cảm ứng bằng cách bấm đầy đủ các phím số và xoay màn hình. Ngoài ra bạn cũng nên kiểm tra các điểm chết trên màn hình bằng cách vào Youtube gõ từ khóa “test màn hình” chọn vào video hiển thị lần lượt các màu, nếu thấy trên màn hình xuất hiện những chấm đen, loang lổ thì không nên mua vì màn hình có điểm chết sẽ ảnh hưởng đến trải nghiệm, đồng thời chi phí thay màn cũng rất đắt nên lựa chọn màn hình còn nguyên vẹn, hiển thị tốt.
Điểm chết xuất hiện trên màn hình
Kiểm tra ốc vít: Xem xét chất lượng ốc vít và tem dán trên thân máy để đảm bảo tính “zin”. Nếu phát hiện ốc có hiện tượng trầy xước, tróc sơn có thể kết luận máy đã bị mở ra.
Ốc đã bị vặn, để lại nhiều vết trầy xước
Kiểm tra số IMEI: Sử dụng mã *#06# để kiểm tra số IMEI và đảm bảo nguồn gốc của sản phẩm, tùy mỗi máy sẽ có số IMEI ở những vị trí khác nhau, bạn nên hỏi người bán để kiểm tra kỹ hơn.
Kiểm tra khả năng nghe gọi: Gọi điện thử và kiểm tra chất lượng bắt sóng, loa v mic. Nên gọi điện đến nhiều nhà mạng khác nhau để kiểm khả năng bắt sóng của điện thoại.
Kiểm tra kết nối: Kết nối wifi và bluetooth để đảm bảo ổn định trong khoảng thời gian dài.
Đảm bảo khả năng kết nối wifi và bluetooth trên thiết bị được duy trì ổn định
Kiểm tra camera: Kiểm tra tình trạng ống kính và chất lượng chụp ảnh của cả camera trước và sau.
Kiểm tra pin: Kiểm tra dung lượng pin điện thoại còn bao nhiêu phần trăm, nếu pin dưới 80% có thể ảnh hưởng đến CPU. Sạc thử pin để kiểm tra tốc độ sạc và nhiệt độ.
Kiểm tra dung lượng pin cũng là một phần rất quan trọng
Cuối cùng, hãy xem xét chính sách bảo hành của hãng và người bán để đảm bảo bạn có một sản phẩm đáng tin cậy với thời gian bảo hành phù hợp. Chất lượng và thời gian bảo hành là yếu tố quan trọng để đảm bảo bạn nhận được giá trị tốt khi mua smartphone cũ.
Kiểm tra thiết bị còn được bảo hành không là công đoạn cuối cùng
Duy Trinh
https://vietq.vn/nhung-luu-y-khi-mua-smartphone-cu-dam-bao-dung-gia-tri-d215610.html