16.6 C
Hanoi
Thứ bảy, Tháng Một 18, 2025
More
    HomeTiêu dùng bền vữngNhững lưu ý điều chỉnh gương chiếu hậu ô tô giúp tài...

    Những lưu ý điều chỉnh gương chiếu hậu ô tô giúp tài xế an toàn khi tham gia giao thông

    Date:

    Related stories

    Việc điều chỉnh gương chiếu hậu ô tô trước khi tham gia giao thông giúp người lái mở rộng tầm nhìn, hạn chế va chạm giao thông và dễ dàng xử lý các tình huống bất ngờ phát sinh trên đường.

    Cách chỉnh gương chiếu hậu ô tô trước khi tham gia giao thông đảm bảo an toàn

    Cách chỉnh gương chiếu hậu góc nhìn hẹp

    Với gương chiếu hậu hai bên thân xe, người lái có thể điều chỉnh theo trục quay, cụ thể:

    Chiều hướng lên trên – xuống dưới: người ngồi ở vị trí ghế lái có thể nhìn thấy rõ 1/2 tay nắm cửa trước ở mép gương dưới. Chiều mở ra – cụp vào: hình ảnh phần hông xe chiếm khoảng 1/4 chiều ngang của gương. Khoảng 3/4 còn lại giúp lái xe quan sát sự vật, hiện tượng xảy ra bên cạnh sườn xe. Cách chỉnh gương góc nhìn hẹp giúp người điều khiển chủ động quan sát hai bên hông xe và các phương tiện phía sau. Tuy nhiên, nhược điểm của cách chỉnh này là vùng quan sát bị trùng với gương chiếu hậu giữa, có thể khiến không gian của điểm mù tăng lên.

    Cách chỉnh gương chiếu hậu góc rộng

    Điều chỉnh góc rộng giúp người điều khiển cải thiện đáng kể tầm nhìn qua gương chiếu hậu hai bên thân xe. Khi ngồi ở tư thế bình thường, người lái chỉ nhìn thấy được một phần không gian phía sau sườn xe. Tuy nhiên, phần bị khuất có thể quan sát được qua gương chiếu hậu giữa, do đó người lái sẽ dễ dàng quan sát không gian xung quanh. Đối với gương chiếu hậu giữa, người lái điều chỉnh tư thế ngồi thoải mái nhất, sau đó xoay gương chiếu hậu đến khi nhìn được toàn cảnh kính chắn gió phía sau, đây chính là tầm nhìn lý tưởng nhất.


    Điều chỉnh góc rộng giúp người điều khiển cải thiện đáng kể tầm nhìn qua gương chiếu hậu hai bên thân xe. Ảnh minh họa

    Những lưu ý khi điều chỉnh gương chiếu hậu ô tô

    Trước khi khởi hành, người lái nên điều chỉnh ghế sao cho vừa với vóc dáng, tư thế ngồi thoải mái, dễ dàng đạp pedal. Việc thắt dây an toàn không chỉ tuân theo đúng Luật Giao thông đường bộ mà còn cố định tư thế của người lái, giúp tầm quan sát luôn ổn định, vận hành an toàn.

    Sau khi cố định vị trí ngồi, người điều khiển tiến hành chỉnh gương chiếu hậu ở nhiều góc khác nhau để tìm được vị trí có thể bao quát toàn bộ cửa sổ sau của xe.

    Người lái nên tạo thói quen thường xuyên kiểm tra tình hình giao thông qua gương chiếu hậu, tần suất trung bình 5-8 giây/lần ngay cả khi chạy trên đường cao tốc để nắm bắt tình hình và kịp thời xử lý những tình huống bất ngờ khi lưu thông.

    Khi chuyển làn hoặc lùi, đỗ xe, người lái nên kết hợp sử dụng cả gương chiếu hậu giữa và gương hai bên để triệt tiêu điểm mù hiệu quả. Ngoài ra, trước khi phanh gấp, người điều khiển cần có phản xạ nhìn thật nhanh qua gương chiếu hậu để lường trước các tình huống, tránh va chạm từ phía sau.

    Gương chiếu hậu ô tô có ba gương gồm gương trung tâm ở trong xe, gương bên trái và bên phải ở ngoài xe. Tác dụng của gương chiếu hậu là giúp người lái quan sát được khu vực hai bên hông xe và phía sau xe.

    Quy định về gương chiếu hậu ô tô

    Những tiêu chuẩn gương chiếu hậu ô tô hiện hành được quy định tại QCVN 33:2011/BGTVT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về gương chiếu hậu dùng cho xe ô tô, được Cục Đăng kiểm Việt Nam biên soạn, Vụ Khoa học – Công nghệ trình duyệt, Bộ Giao thông Vận tải ban hành theo Thông tư số 57/2011/TT-BGTVT. Quy chuẩn này được biên soạn trên cơ sở tiêu chuẩn TCVN 6769:2001.

    1. Tất cả các gương phải điều chỉnh được vùng quan sát.

    2. Mép của bề mặt phản xạ gương phải nằm trong vỏ bảo vệ và mép của vỏ bảo vệ phải có bán kính cong “c” không nhỏ hơn 2,5 mm tại mọi điểm và theo mọi hướng. Nếu bề mặt phản xạ nhô ra khỏi vỏ bảo vệ thì bán kính cong “c” của mép biên phần nhô ra không được nhỏ hơn 2,5 mm và phải di chuyển được vào phía trong vỏ bảo vệ khi tác dụng một lực 50 N vào điểm ngoài cùng của phần nhô ra lớn nhất so với vỏ bảo vệ theo hướng vuông góc với mặt phản xạ gương.

    3. Sau khi kiểm tra theo Phụ lục 4, gương chiếu hậu được lắp trên một mặt đỡ phẳng, tất cả các chi tiết, ở các vị trí có thể điều chỉnh của giá đỡ, bao gồm các chi tiết vẫn gắn với vỏ bảo vệ sau khi tiến hành kiểm tra theo Phụ lục 4, mà có khả năng tiếp xúc với quả cầu có đường kính 165 mm (trong trường hợp gương lắp trong), hoặc đường kính 100 mm (trong trường hợp gương lắp ngoài) phải có bán kính cong “c” không nhỏ hơn 2,5 mm. Mép của các lỗ để lắp đặt hay các chỗ lõm có chiều rộng nhỏ hơn 12 mm thì không phải áp dụng các yêu cầu về bán kính trên nhưng phải được làm cùn cạnh sắc.

    4. Giá lắp gương lên xe phải được thiết kế như một hình ống có đường trục là trục quay của chốt hoặc khớp quay, đảm bảo gương dịch chuyển theo hướng va chạm tới sát gần bề mặt lắp giá gương.

    5. Trường hợp gương lắp ngoài, các chi tiết được làm bằng vật liệu mềm có độ cứng không lớn hơn 60 Shore A thì không phải áp dụng các yêu cầu nêu tại 2 và 3.

    6. Trong trường hợp gương lắp trong, các chi tiết nêu trong 2 và 3 được làm bằng vật liệu mềm, độ cứng nhỏ hơn 50 Shore A, được lắp trên một đế cứng thì quy định ghi trong 2 và 3 chỉ áp dụng cho đế.

    Khánh Mai (t/h)
    https://vietq.vn/nhung-luu-y-dieu-chinh-guong-chieu-hau-o-to-giup-tai-xe-an-toan-khi-tham-gia-giao-thong-d213703.html

    Subscribe

    - Never miss a story with notifications

    - Gain full access to our premium content

    - Browse free from up to 5 devices at once

    Latest stories

    spot_img