Ngày nay, đa số các doanh nghiệp đều áp dụng tiêu chuẩn ISO 14001 trong hoạt động sản xuất kinh doanh với mục đích giảm lãng phí và chi phí cho doanh nghiệp. Tiêu chuẩn này còn có ý nghĩa đối với việc xây dựng hệ thống quản lý môi trường.

Hỗ trợ doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh

Đối với các doanh nghiệp, ISO 14001 có ý nghĩa trong việc xác định cũng như quản lý các vấn đề liên quan đến môi trường. Đặc biệt tiêu chuẩn không chỉ hỗ trợ mà còn giúp doanh nghiệp chủ động hơn trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Đồng thời, ISO 14001 giúp cơ sở hay doanh nghiệp kịp thời phát hiện và kiểm soát rủi ro.

Ngoài ý nghĩa trong việc quản lý sự cố hay rủi ro thì tiêu chuẩn còn góp phần hạn chế những thiệt hại cũng như các tổn thất đáng tiếc cho doanh nghiệp. Đây cũng là cơ sở để doanh nghiệp tăng hiệu quả hoạt động và dễ dàng đáp ứng được những yêu cầu của khách hàng.

Tạo dựng thương hiệu cho doanh nghiệp

Bên cạnh lợi ích về khía cạnh quản lý, ISO 14001 còn là công cụ tuyệt vời trong việc xây dựng và khẳng định thương hiệu cho các doanh nghiệp. Thông qua tiêu chuẩn, các doanh nghiệp sẽ có cơ hội nâng cao chất lượng, uy tín cũng như hình ảnh thương hiệu của mình.

Ngoài ra, tiêu chuẩn còn giữ vai trò như một bước đệm đưa thương hiệu doanh nghiệp vươn xa hơn trên thị trường quốc tế. Hơn thế nữa, việc tuân theo ISO 14001 còn giúp các doanh nghiệp chiếm được lòng tin của người tiêu dùng cũng như tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường.

Hạn chế những rủi ro và thiệt hại về tài chính

Nhờ hạn chế được những rủi ro hay thiệt hại đáng tiếc, tiêu chuẩn góp phần giúp doanh nghiệp tiết kiệm nguyên vật liệu và hóa chất. Việc tiết kiệm được nhiều chi phí còn giúp các doanh nghiệp có nhiều cơ hội hơn trong việc tập trung đẩy mạnh và phát triển hoạt động của mình.

Khi chi phí hoạt động được tối ưu một cách hiệu quả, quá trình vận hành doanh nghiệp sẽ được cải tiến và phát triển hoàn thiện hơn. Đồng thời, điều này tạo điều kiện để vấn đề môi trường được quan tâm và chú trọng nhiều hơn.

Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và tự động hóa ngày càng phát triển mạnh mẽ, đặc biệt trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0. Quá trình phát triển đó cũng gây ra biến đổi về khí hậu, ô nhiễm không khí, nguồn nước và đất, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống và sức khỏe con người. Đã có nhiều số liệu nói về tác động tiêu cực của phát triển kinh tế đến môi trường trên toàn thế giới và ở Việt Nam.

Đi đôi với việc phát triển kinh tế sẽ tiêu thụ nhiều điện năng hơn, góp phần làm trái đất nóng dần lên, tạo ra môi trường sống khắc nghiệt, làm thay đổi quy luật tự nhiên của các hệ sinh thái, ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt hàng ngày của con người. Đó cũng là lý do vì sao nhà nước và các tổ chức, cộng đồng luôn kêu gọi tiết kiệm điện trong sản xuất và sinh hoạt. Để tạo điều kiện cho các tổ chức làm tốt công tác trên, hiện nay nhà nước đã có những chính sách truyền thông và hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng các bộ tiêu chuẩn về quản lý môi trường. Các doanh nghiệp Việt Nam cũng ý thức được trách nhiệm của mình trong quá trình sản xuất và vận hành. Ngoài áp dụng bộ tiêu chuẩn về hệ thống Quản lý chất lượng ISO 9001:2015, các doanh nghiệp cũng đang quan tâm đến Hệ thống quản lý môi trường ISO 14001:2015.

An Hạ
https://vietq.vn/nhung-loi-ich-dem-lai-tu-viec-ap-dung-tieu-chuan-iso-14001-d189873.html