Có rất nhiều nguồn phát thải ra khí độc làm ô nhiễm không khí trong nhà, trong đó phải kể tới cả những vật dụng quen thuộc nếu không có biện pháp khắc phục.
Khí phát thải từ bếp nấu
Các loại nhiên liệu phổ biến như than, dầu hỏa, khí gas khi cháy đều sinh ra các loại khí độc hại như Carbonic (CO2), Carbon ôxít (CO), Nitơ đioxit (NO2), Sunfurơ (SO2)… Các khí này đều gây độc đối với đường hô hấp, hệ tuần hoàn, hệ thần kinh, làm suy giảm sức khỏe của con người. Các loại nhiên liệu trên khi cháy còn sinh ra chất Benzopyren – một chất gây ung thư mạnh.
Theo nghiên cứu mới từ Trường Y tế Công cộng TH Chan của Đại học Harvard, phát hiện rằng khí gas ở trong nhà để nấu nướng có chứa các hợp chất hữu cơ độc hại thậm chí còn bao gồm các hóa chất có liên quan đến ung thư.
Nghiên cứu từ Trung tâm Khí hậu, Sức khỏe và Môi trường Toàn cầu tại Harvard (C – CHANGE) phối hợp với PSE Healthy Energy, Nghiên cứu Khí quyển và Môi trường (AER), Gas Safety Inc., Đại học Boston và nhóm Hiệu quả Năng lượng Gia đình (HEET) đã thu thập hơn 200 mẫu khí đốt tự nhiên chưa cháy từ 69 căn bếp ăn khác nhau và xây dựng đường ống xung quanh Greater Boston từ tháng 12/2019 đến tháng 5/2021.
Các nhà nghiên cứu từ Mỹ cho rằng, khí độc trong căn bếp của mỗi gia đình có thể sản sinh ra chất độc nguy hại. Ảnh minh họa
Trong các mẫu thử, nhóm nghiên cứu đã tìm thấy 296 hợp chất hóa học và 21 hợp chất trong số đó được liên bang coi là chất gây ô nhiễm không khí nguy hiểm, bao gồm benzen, toluen, ethylbenzene, xylen và hexan. Mặc dù nồng độ của chất hóa học này thay đổi theo vị trí và thời gian trong năm nhưng nghiên cứu nói chung cho thấy nồng độ chất ô nhiễm cao nhất vào mùa đông.
Drew Michanowicz, nhà khoa học đến thăm Harvard Chan C – CHANGE và nhà khoa học cao cấp tại PSE Healthy Energy cho biết: “Đã có cơ sở rõ ràng rằng khí đốt tự nhiên là nguồn khí metan chính dẫn đến biến đổi khí hậu. Nhưng hầu như không ai để ý rằng nhà chính là nơi kết thúc đường ống và khi khí đốt tự nhiên bị rò rỉ, nó có thể chứa chất ô nhiễm không khí có hại cho sức khỏe ngoài các chất dẫn đến biến đổi khí hậu”.
Khí phát thải từ phòng vệ sinh
Phòng vệ sinh là nơi liên quan đến các hệ thống thoát nước, thoát chất thải, bể phốt nên thường xuyên có các loại khí đặc thù, đó là khí Metan (CH4), Amoniac (NH3), Hidro Sunfua (H2S), Carbonic (CO2), Carbon ôxít (CO) Các loại khí này đều là khí độc hại đối với sức khỏe. Đặc biệt khí Amoniac và Hidro Sunfua có mùi rất khó chịu.
Đặc điểm của phòng vệ sinh là không gian nhỏ và nhiều khi không có cửa sổ thông thoáng nên các loại khí này thường làm “nhiễm độc” không gian này ở mức độ cao, lây lan ra cả những không gian kế cận, không gian chung trong nhà, ảnh hưởng đến mức độ tiện nghi sinh hoạt của người sử dụng.
Khí phát thải từ vật liệu xây dựng
Trong các loại vật liệu xây dựng dùng để tạo dựng nên các thành phần kiến trúc và nội thất, có một số vật liệu – tiêu biểu là sơn tường và gỗ công nghiệp có chứa các các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi (Volatile Organic Compound – VOC).
Một số hợp chất VOC thường gặp bao gồm Formaldehyd, Benzen, Perchloroethyene… Các loại khí này thải vào không gian sống trong thời gian dài. VOC nếu tiếp xúc nhiều sẽ gây ra các vấn đề liên quan đến hô hấp, hay mắt, mũi, cổ họng. Nặng hơn nữa có thể dẫn đến tổn thương các cơ quan bao gồm hệ thần kinh trung ương, gan và thận.
Thậm chí, VOC còn được biết đến là chất gây ung thư mức độ cao khi tiếp xúc nhiều với thời gian lâu dài. Trẻ em và những người bị hen suyễn dễ bị tác động xấu từ hợp chất này.
Chất tẩy rửa làm sạch
Có nhiều sản phẩm tẩy rửa thải ra một nguồn lớn VOC trong không khí. Kết hợp các sản phẩm lau nhà, như ammoniac và chất tẩy, có thể tạo ra nồng độ ozone có khả năng phá hủy phổi ngay trong nhà. Cho dù bạn không lỡ tay tạo ra phản ứng hóa học nào, ngay trong nước lau nhà cũng thường có chứa những chất tạo mùi gây hại. Để tránh chúng, hãy hạn chế sử dụng các sản phẩm có mùi thơm trong nhà; tạo thói quen dọn dẹp nhà cửa bằng các nguyên liệu tự nhiên như nước, giấm hoặc baking soda.
Nến thơm
Nến thơm có khả năng thải ra chất formaldehyde độc hại, rất nguy hiểm. Không chỉ vậy, nến đôi khi có thể là nguồn đáng kể tạo ra các hạt bụi mịn gây ô nhiễm. Hãy thử sử dụng nến sáp ong để thay thế. Khác với nến thơm giải phóng ra dầu thô vào không khí, nến sáp ong rất sạch và trung hòa các chất độc hại trong không khí, đặc biệt là khi được đặt trong những căn phòng nhỏ hẹp.
Sơn
Nhiều gia đình có xu hướng tích trữ những thùng sơn còn lại hoặc gần hết trong kho để tái sử dụng trong tương lai. Tuy nhiên, chúng có thể thải ra khí VOC, gây ra các vấn đề về chất lượng không khí, thậm chí ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình hô hấp của chúng ta. Khi làm nhà cũng nên chú ý sử dụng các loại sơn có hàm lượng VOC thấp.
Biện pháp khắc phục
Để cải thiện không gian sống thường ngày, các chuyên gia khuyến khích nên thường xuyên mở cửa để không khí được luân chuyển, thải khí cũ và đón khí tươi. Nếu vì lý do gì đó không thể mở cửa để thông thoáng tự nhiên được hay các phòng không có cửa sổ thì cần sử dụng quạt thông gió.
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại quạt thông gió sử dụng cho nhà ở, phố biến là loại quạt xuyên tường và âm trần, gọn nhẹ, dễ dàng lắp đặt. Đồng thời, sử dụng một số loại cây xanh có khả năng thanh lọc không khí để giữ gìn sự trong lành cho cả gia đình.
Để thông gió cho nhà nên có cả hệ thống thông gió tự nhiên và thông gió cơ khí (dùng quạt thông gió). Đó là việc thiết kế hệ thống cửa đi, cửa sổ hợp lý, thiết kế giếng trời để tăng cường thông gió. Các phòng bếp và vệ sinh nhất thiết phải có quạt thông gió, kể cả khi có cửa sổ thông gió tự nhiên.
Trong điều kiện bình thường, thời tiết và khí hậu tốt nên mở cửa để không khí được luân chuyển, thải khí cũ và đón khí tươi. Vì lý do gì đó không mở cửa để thông thoáng tự nhiên được hay các phòng không có cửa sổ thì cần sử dụng quạt thông gió. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại quạt thông gió sử dụng cho nhà ở, phố biến là loại quạt xuyên tường và âm trần, gọn nhẹ, dễ dàng lắp đặt.
QCVN 05:2013/BTNMT về chất lượng không khí xung quanh
Quy chuẩn này qui định giá trị giới hạn các thông số cơ bản, gồm lưu huỳnh đioxit (SO2), cacbon monoxit (CO), nitơ đioxit (NO2), ôzôn (O3), tổng bụi lơ lửng (TSP), bụi PM10, bụi PM2,5 và chì (Pb) trong không khí xung quanh. Quy chuẩn này áp dụng để giám sát, đánh giá chất lượng không khí xung quanh. Quy chuẩn này không áp dụng đối với không khí trong phạm vi cơ sở sản xuất và không khí trong nhà.
Cụ thể trong Quy chuẩn QCVN 05:2013/BTNMT, Bộ Tài Nguyên & Môi trường quy định giá trị giới hạn các thông số cơ bản trong không khí xung quanh như sau:
Giá trị giới hạn các thông số cơ bản trong không khí xung quanh
An Dương (T/h)
https://vietq.vn/nhung-loai-khi-doc-hai-sinh-ra-tu-chinh-trong-nha-d203699.html