30 C
Hanoi
Thứ hai, Tháng mười một 18, 2024
More
    HomeTiêu dùng bền vữngNhững loại gia vị có thể sử dụng nếu bị huyết áp...

    Những loại gia vị có thể sử dụng nếu bị huyết áp cao

    Date:

    Related stories

    Các nghiên cứu chỉ ra rằng, một số loại thảo mộc và gia vị có thể làm giảm mức huyết áp và nguy cơ mắc bệnh tim.

    Tăng huyết áp là khi huyết áp tâm thu (tối đa) lớn hơn 140mmHg hoặc huyết áp tâm trương (tối thiểu) lớn hơn 90mmHg. Người bệnh có thể kiểm soát huyết áp bằng các loại thuốc, chẳng hạn như thuốc ức chế men chuyển (ACE) và thuốc chẹn kênh canxi.

    Thay đổi chế độ ăn uống và lối sống cũng có thể làm giảm huyết áp và nguy cơ mắc bệnh tim. Các nghiên cứu chỉ ra rằng một số loại thảo mộc và gia vị có thể làm giảm mức huyết áp. Vì vậy có thể thêm chúng vào chế độ dinh dưỡng nếu đang mắc huyết áp cao.

    Hạt cần tây

    Hạt cần tây là một loại gia vị đa năng chứa nhiều chất dinh dưỡng khác nhau, chẳng hạn như sắt, magie, mangan, canxi và chất xơ. Các nhà nghiên cứu gợi ý rằng hợp chất trong chiết xuất hạt cần tây có thể giúp giảm huyết áp bằng cách hoạt động như một chất chẹn kênh canxi tự nhiên. Ngoài ra, hạt cần tây là một nguồn cung cấp chất xơ dồi dào, có liên quan đến việc giảm huyết áp.

    Nghệ

    Củ nghệ là một loại gia vị có hương vị vô cùng nổi tiếng với tác dụng chống viêm. Củ nghệ là một loại gia vị có hương vị vô cùng nổi tiếng với tác dụng chống viêm. Loại gia vị này cũng được biết đến với khả năng tăng cường chất dinh dưỡng của các loại thực phẩm khác, làm cho nó trở thành một bổ sung tuyệt vời cho các loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng như khoai lang – giúp giảm huyết áp một cách tự nhiên nhờ lượng kali cao.


    Bột nghệ là một loại gia vị tốt cho người cao huyết áp. Ảnh minh họa

    Bột tỏi

    Mặc dù mùi vị không được mạnh mẽ như khi ở dạng tép hoặc băm nhỏ khi còn tươi song bột tỏi vẫn là một loại gia vị phổ biến có thể tăng thêm hương vị cho bất kỳ món ăn nào bởi mùi vị đặc trưng của nó. Tỏi làm tăng thêm hương vị cho hầu hết các món ăn và rất tốt cho hệ thống miễn dịch. Việc tiêu thụ bột tỏi ở liều lượng cao thậm chí có thể giúp giảm huyết áp.

    Một thìa cà phê bột tỏi chỉ chứa 1,86 miligam natri. Tuy nhiên đảm bảo rằng những gì đang thêm vào đồ ăn của mình thực sự là bột tỏi, chứ không phải là muối tỏi, một gia vị nặng natri chứa đến 1.960 miligam natri trên mỗi thìa cà phê.

    Ớt bột xông khói

    Ớt bột xông khói là một bổ sung tuyệt vời cho nhiều món ăn mặn và nó có thể mang đến hương vị thơm ngon mà không cần thêm natri và chất bảo quản.

    Ngoài ra, để thực sự cảm nhận được những lợi ích sức khỏe của ớt bột, bao gồm khả năng giúp điều chỉnh lượng đường trong máu và chống viêm phải tiêu thụ loại gia vị này với số lượng lớn và thường xuyên. Vì vậy, đối với những người bị huyết áp cao và thèm ăn vô độ với hương vị khói, cay và nồng, ớt bột có thể là lựa chọn hoàn hảo.

    Quế

    Người ta sử dụng quế nhiều thế kỷ trong y học cổ truyền để điều trị các bệnh về tim, bao gồm cả huyết áp cao. Một đánh giá của 9 nghiên cứu bao gồm 641 người tham gia cho thấy, dùng quế làm giảm huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương lần lượt là 6,2 mmHg và 3,9 mmHg. Hiệu ứng này mạnh hơn nếu dùng quế liên tục trong 12 tuần.

    Một đánh giá khác gồm 139 bệnh nhân tiểu đường loại 2 đã phân tích tác dụng của việc tiêu thụ quế. Kết quả cho thấy, những người dùng 500-2.400 mg quế mỗi ngày trong 12 tuần đã giảm được trung bình 5,39 mmHg huyết áp tâm thu và 2,6 mmHg huyết áp tâm trương.

    Thảo quả

    Thảo quả (bạch đậu khấu) là một loại gia vị thơm ngon, có vị hơi ngọt, nồng, chứa nhiều chất chống oxy hóa khác nhau có thể giúp giảm huyết áp.

    Các Tiêu chuẩn Việt Nam về gia vị

    STT Số hiệu TC Ngày ban hành Tên tiêu chuẩn
    1 TCVN 1459:1996 1996 Mì chính
    2 TCVN 1460:1997 1997 Mì chính. Phương pháp thử
    3 TCVN 1763-86 27/12/1986 Nước chấm. Yêu cầu kỹ thuật
    4 TCVN 1764-75 1975 Nước chấm. Phương pháp thử
    5 TCVN 2080-86 31/12/1986 ớt bột xuất khẩu
    6 TCVN 3973-84 1984 Muối ăn (Natri clorua). Phương pháp thử
    7 TCVN 3974-84 1984 Muối ăn. Yêu cầu kỹ thuật
    8 TCVN 4045:1993 1993 Hạt tiêu. Phương pháp thử
    9 TCVN 4886-89 25/12/1989 Sản phẩm thực phẩm và gia vị. Trình tự lấy mẫu để phân tích vi sinh vật
    10 TCVN 4888-89 25/12/1989 Gia vị. Tên gọi. Danh mục đầu tiên
    11 TCVN 4889-89 25/12/1989 Gia vị. Lấy mẫu
    12 TCVN 4890-89 25/12/1989 Gia vị. Xác định độ mịn bằng phương pháp sàng tay (phương pháp chuẩn)
    13 TCVN 4892-89 25/12/1989 Gia vị. Xác định tạp chất
    14 TCVN 5104-90 28/11/1990 Sản phẩm thực phẩm và gia vị. Phương pháp xác định khả năng thử nếm của người cảm quan
    15 TCVN 5484-2002 2002 Gia vị. Xác định tro không tan trong axit
    16 TCVN 5485-91 1991 Gia vị. Xác định chất chiết hòa tan trong nước
    17 TCVN 5486-2002 2002 Gia vị. Xác định chất chiết ete không bay hơi
    18 TCVN 5647:1992 1992 Muối iốt
    19 TCVN 6487:1999 1999 Bột canh iốt. Phương pháp xác định hàm lượng iốt
    20 TCVN 7036:2002 2002 Hạt tiêu đen (piper nigrum L.).Quy định kỹ thuật
    21 TCVN 7037:2002 2002 Hạt tiêu trắng (piper nigrum L.). Quy định kỹ thuật
    22 TCVN 7038:2002 2002 Gia vị. Xác định tro tổng số
    23 TCVN 7039:2002 2002 Gia vị và gia vị thảo mộc. Xác định hàm lượng dầu bay hơi
    24 TCVN 7040:2002 2002 Gia vị. Xác định độ ẩm. Phương pháp chưng cất lôi cuốn

     

    An Dương (T/h)

    https://vietq.vn/nhung-loai-gia-vi-co-the-su-dung-neu-bi-huyet-ap-cao-d203728.html

    Subscribe

    - Never miss a story with notifications

    - Gain full access to our premium content

    - Browse free from up to 5 devices at once

    Latest stories

    spot_img