25 C
Hanoi
Thứ tư, Tháng mười hai 4, 2024
More
    HomeTiêu dùng bền vữngNhững loại cá chế biến không đúng cách gây ung thư cao...

    Những loại cá chế biến không đúng cách gây ung thư cao cần tránh dùng thường xuyên

    Date:

    Related stories

    Cá là thực phẩm rất tốt cho sức khỏe tuy nhiên theo cảnh báo không phải loại cá nào cũng tốt thậm chí còn gây ung thư.

    Cá ướp muối có thể gây ung thư ruột, ung thư gan

    Bên cạnh rau xanh và hoa quả, các loại cá luôn được giới chuyên gia khuyến cáo nên tăng cường tiêu thụ để phòng chống bệnh ung thư. Viện Dinh dưỡng Quốc gia khuyến cáo mỗi người nên ăn ít nhất 3 bữa cá/tuần. Lý do bởi cá là loại thịt trắng, giàu axit béo omega-3 nên có thể làm giảm lượng cholesterol xấu, ngăn ngừa hình thành cục máu đông và bảo vệ tim mạch. Hơn nữa, cá còn giàu DHA, giúp ngừa bệnh Alzheimer và được chứng minh là có tác dụng giảm nguy cơ ung thư ruột, ung thư gan…

    Cá dù bổ dưỡng nhưng thật nghịch lý rằng không phải loại cá nào cũng tốt, có 1 loại cá được nhiều chuyên gia sức khỏe, trong đó có Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) lên tiếng cảnh báo về nguy cơ gây ung thư, đó là cá ướp muối.


    Cá muối là thực phẩm gây ung thư hàng đầu cần tránh dùng thường xuyên. Ảnh minh họa

    Thông tin cá ướp muối gây ung thư không phải là không có cơ sở khoa học. Vào năm 2017, nó đã được xếp vào danh sách các chất/món ăn gây ung thư do Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế (IARC thuộc WHO) đưa ra.

    Danh sách các chất/món ăn gây ung thư có sự phân chia cấp độ rõ ràng thành các nhóm 1, 2, 3 và 4. Đáng nói, cá muối được xếp vào nhóm 1, cùng nhóm với rượu, độc tố nấm mốc aflatoxin. Điều đó có nghĩa là WHO đã có đủ bằng chứng để khẳng định món cá muối có thể gây ung thư cho con người.

    Theo tờ QQ của Trung Quốc phân tích, cá ướp muối được chế biến bằng cách xát muối khô và ướp vào con cá, sau đó để nơi thoáng gió. Việc tiêu thụ một món ăn nhiều muối như vậy không chỉ gây trữ natri trong cơ thể, làm tăng huyết áp mà còn làm tổn thương trực tiếp đến niêm mạc đường tiêu hóa, dẫn đến các bệnh tiêu hóa mãn tính như viêm, loét và tăng nguy cơ ung thư dạ dày.

    Ngoài ra, trong quá trình muối cá, nồng độ muối cao sẽ phản ứng với protein tạo thành nitrosamine – một chất gây ung thư cực mạnh và là 1 trong 4 hóa chất gây ô nhiễm chính trong thực phẩm, có thể làm tăng nguy cơ hình thành các khối u ở hệ tiêu hóa. Đã có không ít nghiên cứu khoa học cho thấy những trẻ dưới 10 tuổi sử dụng món cá muối thường xuyên có nguy cơ mắc bệnh ung thư vòm họng khi trưởng thành cao hơn người bình thường.

    Tờ Tân Hoa Xã của Trung Quốc đánh giá dù cá muối là thực phẩm mà IARC đánh giá có khả năng gây ung thư nhưng nguy cơ gây bệnh như thế nào còn phụ thuộc vào liều lượng, khẩu phần mỗi người tiêu thụ. Lấy nitrosamine làm ví dụ. Một lượng nhỏ nitrosamine trong cá muối không đủ để gây đột biến tế bào, chỉ khi chúng ta tiêu thụ một lượng lớn nitrosamine trong thời gian dài thì mới khiến nitrosamine tích tụ trong cơ thể và gây hại cho hệ tiêu hóa, cuối cùng phát triển thành ung thư.

    Cá hun khói

    Ngoài cá ướp muối thì cá hun khói thường được ướp muối mặn sau đó đem đi hun khói. Loại cá này không chỉ có chứa hàm lượng muối cao mà trong quá trình hun khói rất dễ tạo ra chất gây ung thư có tên là benzopyrene, mà Tổ chức Y tế Thế giới đã xác định là một loại chất gây ung thư.

    Chế độ ăn nhiều muối trong thời gian dài sẽ làm tăng huyết áp. Gây ra bệnh thận mãn tính, vì vậy trong mọi trường hợp, ăn hai loại cá này trong một thời gian dài là không lành mạnh.

    Từ quan điểm lâm sàng, ung thư là một căn bệnh rất phức tạp, việc phơi nhiễm với chất gây ung thư hay tiêu thụ các thực phẩm gây ung thư chỉ là một trong những yếu tố hình thành bệnh. Ngoài ra, tuổi tác, di truyền, chức năng miễn dịch, các bệnh mãn tính… cũng có vai trò trong sự phát triển của ung thư.

    Ung thư thực chất là một căn bệnh do sự tương tác của nhiều yếu tố. Vì vậy, mọi người hãy nhìn nhận một cách chính xác về mối quan hệ giữa chất gây ung thư và ung thư. Dù vậy, xét cho cùng, cá muối vẫn chứa nhiều natri có thể gây hại cho cơ thể, các gia đình tốt nhất nên hạn chế sử dụng, thay vào đó hãy ưu tiên lựa chọn các loại cá tươi, đặc biệt là cá biển sâu như cá hồi, cá ngừ…

    sống thức ăn tưởng chừng bổ dưỡng, nhưng cũng hàm chứa nhiều loại sán và độc tố

    Sashimi, hay Sushi cá sống….là một món ăn được cho là bổ dưỡng vì là thực phẩm hoàn toàn tươi sống, chưa qua các phương pháp chế biến làm chín, nên giữ gần trọn vẹn các chất dinh dưỡng trong thực phẩm.

    Nhiều người đánh giá rằng trong thực phẩm cá sống này giàu acid béo omega-3 tốt cho sức khỏe. Nhưng, chúng cũng đồng thời tiềm ẩn nhiều rủi ro, đặc biệt là rủi ro bị nhiễm khuẩn và nhiễm độc như:

    Nhiễm độc thủy ngân: Thông thường các loại cá to, các loại cá sống ở biển sâu sẽ có hàm lượng thủy ngân cao. Nếu cơ thể bị nhiễm thủy ngân ở hàm lượng nhỏ, cơ thể chúng ta sẽ không có biểu hiện bất lợi. Những nếu cơ thể tích tụ hàm lượng thủy ngân này lâu và ở hàm lượng cao sẽ dẫn đến hiện tượng ngộ độc thủy ngân.

    Nhiễm khuẩn Salmonella: Theo CDC – trung tâm kiểm soát và phòng chống dịch bệnh cho rằng, Salmonella là loại khuẩn rất dễ xuất hiện trong cá ngừ sống. Loại khuẩn này thường gây ra ngộ độc thực phẩm, lâu dần còn có nguy cơ ung thư ruột.

    Phát hiện 7 loài cá gây ung thư gan ở người

    Trước đó, Cơ quan y tế Campuchia cho biết một nghiên cứu do các nhà khoa học Campuchia phối hợp với các nhà khoa học Nhật Bản tiến hành đã phát hiện ra ít nhất 7 loài cá nước ngọt của Campuchia có thể gây ung thư gan ở người nếu chúng không được nấu chín kỹ.

    Theo đó, 7 loài cá nước ngọt này là cá cóc đậm (Cyclocheilichthys apogon), cá cóc (Cyclochelichthys enoplos), cá ba kỳ (Cyclocheilichthys repasson), cá rầm (Puntius brevis), cá ngựa chấm (Hampala dispar), cá he vàng (Barbonymus altus) và cá linh thùy (Cirrhinus lobatus).

    An Dương (T/h)
    http://vietq.vn/nhung-loai-ca-gay-ung-thu-cao-can-tranh-dung-thuong-xuyen-d186730.html

    Subscribe

    - Never miss a story with notifications

    - Gain full access to our premium content

    - Browse free from up to 5 devices at once

    Latest stories

    spot_img