13.2 C
Hanoi
Thứ bảy, Tháng Một 18, 2025
More
    HomeTiêu dùng bền vữngNhững loại bát, đũa tiềm ẩn nguy cơ gây ung thư

    Những loại bát, đũa tiềm ẩn nguy cơ gây ung thư

    Date:

    Related stories

    Mặc dù bát, đũa là vật dụng không thể thiếu trong sinh hoạt ăn uống của con người tuy nhiên hiện nay có rất nhiều loại bát, đũa chứa thành phần độc hại có thể gây ung thư.

    Bát sứ giả

    Theo Tổ chức Y tế Thế giới, bát sứ giả làm từ nhựa melamine chất lượng cao với tỷ lệ giống gốm sứ lên đến 98%, kiểu dáng bắt mắt. Nó khó vỡ, màu sắc tươi sáng, bề mặt nhẵn mịn, được nhiều nhà hàng sử dụng làm đồ đựng thức ăn cho trẻ em. Tuy nhiên, một số loại bát melamine kém chất lượng sẽ thải ra hàm lượng formaldehyde lớn ở nhiệt độ cao. Formaldehyde là hóa chất độc hại với sức khỏe con người, được chứng minh liên quan tới bệnh ung thư.

    Theo một thí nghiệm của Đài truyền hình vệ tinh Hồ Nam, Trung Quốc, khi dùng bát sứ giả kém chất lượng để đựng dầu nóng, formaldehyde vượt quá tiêu chuẩn nghiêm trọng.

    Bát inox kém chất lượng

    So với các loại bát làm từ sứ, thủy tinh, sứ giả… bát inox có khả năng chống rơi vỡ tốt nhất và dễ dàng vệ sinh, không giống như các loại bát khác dễ chứa vi khuẩn. Vì thế được nhiều người lựa chọn. Tuy nhiên, thép không gỉ thường được làm từ sắt nóng chảy, sau đó thêm crom, niken, mangan, molypden, được trộn với chì, cadmium và các tạp chất kim loại khác.

    Nếu sử dụng bát inox kém chất lượng để phục vụ thức ăn, các nguyên tố kim loại trên có khả năng di chuyển và tích tụ trong cơ thể. Khi chúng đạt đến một lượng nhất định sẽ dẫn đến ngộ độc kim loại nặng. Vì vậy nên phải chọn loại bát thép không gỉ dùng cho thực phẩm (chẳng hạn như thép 304). Loại này có rất ít crom, mangan và các kim loại khác bị rò rỉ ra ngoài khi sử dụng, hầu như không có tác dụng phụ trên cơ thể con người.

    Theo khảo sát của Công ty cổ phần Kalpen Việt Nam, đa phần các loại nồi inox kém chất lượng, có xuất xứ từ Trung Quốc đều được làm từ inox 202, là loại kim loại có nguy cơ thôi nhiễm mangan và nhiều loại kim loại nặng khác, tích tụ lâu ngày trong cơ thể sẽ dẫn đến bệnh ung thư.

    Nếu inox kém chất lượng bị pha nhiều tạp chất, hoặc được mạ kim loại nặng rất nguy hiểm. Chất mangan trong đồ dùng nhà bếp làm bằng thép không gỉ inox có ảnh hưởng mật thiết tới hệ thần kinh, gây ra các độc tố hình thành hội chứng manganism với các triệu chứng gần tương tự bệnh Parkinson. Nếu lượng Mangan hấp thu vào cơ thể cao có thể dẫn đến ngộ độc phổi, thận và tim mạch. Mangan đặc biệt nguy hại cho trẻ nhỏ bởi cơ thể trẻ dễ dàng hấp thụ được rất nhiều Mangan trong khi tiết thải ra bên ngoài rất ít.


    Bát inox kém chất lượng tiềm ẩn nhiều nguy cơ. Ảnh minh họa

    Bát sứ tráng men màu

    Theo các chuyên gia, các sản phẩm kém chất lượng thường có hàm lượng chì khá cao có hại đến sức khỏe cho người sử dụng. Lớp men trên sản phẩm gốm sứ kém chất lượng kém chất lượng rất dễ bị mài mòn, chất chì sẽ nhiễm độc vào thức ăn rất nguy hiểm. Kim loại nặng có trong màu sắc khi tiếp xúc với thức ăn nóng, thức ăn có tính axít, chua sẽ dễ dàng thôi nhiễm và vào cơ thể, tích tụ lâu ngày gây nhiều chứng bệnh về hệ thần kinh. Chì cũng như các kim loại nặng khác khi vào cơ thể còn gây ức chế các phản ứng trong cơ thể, tích lũy trong gan, thận gây nhiều chứng bệnh nguy hiểm hoặc tích lũy trong xương gây loãng xương, phân hủy xương.

    Ngoài ra không ít nhà sản xuất sử dụng nhiều loại màu để tạo ra những món đồ gốm sứ bắt mắt nên sản phẩm tạo ra không bảo đảm an toàn cho người sử dụng. Để màu sắc vẫn giữ được vẻ bắt mắt trên bề mặt sản phẩm, nhà sản xuất buộc phải nung ở nhiệt độ thấp nên hàm lượng chì và kim loại nặng trong màu vẫn còn. Tạo hoa văn bên trên lớp men phần lớn không an toàn cho người sử dụng, tức nhà sản xuất dùng hình ảnh decal dán lên sản phẩm và cũng được nung thêm một lần nữa nhưng với nhiệt độ thấp nên chất độc hiện diện ngay trên bề mặt sản phẩm đồ gốm sứ rất nguy hiểm.

    Men màu trong bát chứa các kim loại nặng như chì, có thể gây mất an toàn cho người sử dụng nếu được dùng để đựng nhiều loại thực phẩm khác nhau. Cách nhận biết bát tráng men màu là dùng tay sờ vào, nếu hoa văn có độ sần sùi và không đồng đều, đó là hoa văn có màu tráng men. Vì vậy, khi chọn bộ đồ ăn bằng gốm sứ, cố gắng không sử dụng đồ trang trí tráng men, đặc biệt là loại có sơn màu.

    Đũa nhựa

    Nó rất nhẹ, có nhiều kiểu dáng và mẫu mã khác nhau. Tuy nhiên, nhựa dễ bị biến dạng, nóng chảy khi tiếp xúc với nhiệt độ cao, màu sắc tươi sáng có thể chứa các chất độc hại. Vì vậy không nên sử dụng thường xuyên.

    Đũa tre có lớp sơn bên ngoài

    Đũa tre được làm từ chất liệu tự nhiên, không độc hại. So với đũa gỗ, bề mặt đũa tre ít bị trầy xước và là lựa chọn tốt hơn nhưng một số loại đũa tre có lớp sơn màu bên ngoài thì không nên dùng. Bởi lớp sơn này có thể chứa các chất gây ung thư như chì, benzen sẽ bay hơi khi tiếp xúc với nhiệt và dễ bong ra sau khi hao mòn.

    Đũa tre dùng lâu có thể chứa nhiều vi khuẩn gây bệnh như Staphylococcus aureus, Escherichia coli gây tiêu chảy, nôn mửa, các bệnh về hệ tiêu hóa khác, cũng có thể chứa aflatoxin – “thủ phạm” gây ung thư gan.

    Đũa tre thông thường có thời hạn sử dụng từ ba đến sáu tháng. Nếu môi trường ẩm ướt, nấm mốc có thể phát triển ngay cả khi không sử dụng trong thời gian ngắn. Nếu đũa bị đổi màu, có đốm (nấm mốc), cong, biến dạng hoặc mùi chua thì chúng đã bị hỏng. Đặc biệt với các đầu đũa, một khi đã bị sậm màu thì phải thay ngay.

    An Dương (T/h)
    https://vietq.vn/nhung-loai-bat-dua-tiem-an-nguy-co-gay-ung-thu-d214224.html

    Subscribe

    - Never miss a story with notifications

    - Gain full access to our premium content

    - Browse free from up to 5 devices at once

    Latest stories

    spot_img