Nâng mũi là phương pháp làm đẹp phổ biến hiện nay tuy nhiên đây là phương pháp để lại nhiều hậu quả nặng nề khi về già.
Nâng mũi giúp cho khuôn mặt thanh tú, cân đối. Với chiếc mũi đẹp sẽ giúp mọi người tự tin và thành công hơn trong giao tiếp. Tuy nhiên, kỹ thuật thẩm mỹ này cần được tiến hành ở cơ sở có đủ điều kiện về trang thiết bị kỹ thuật cũng như trình độ bác sĩ lành nghề để hạn chế các biến chứng thường gặp.
Tuy nhiên, theo các bác sĩ tại bệnh viện Vinmec, có rất nhiều nguyên nhân có thể xảy ra khi thực hiện nâng mũi, trong đó có ba nguyên nhân phổ biến nhất nên lưu ý đó là: Các chuyên gia phẫu thuật thẩm mỹ không đảm bảo yêu cầu về kỹ thuật có thể gây tổn thương mô, biến dạng mũi dẫn đến nguy cơ hoại tử. Một số trường hợp phẫu thuật do có các tác động thô bạo khiến mũi bị méo, sập, phẫu thuật cắt sụn quá ngắn hoặc quá dài có thể làm lệch tổng thể mũi gây nên tổn thương mũi.
Nâng mũi sẽ gây ra nhiêu biến chứng khi về già. Ảnh minh họa
Cũng có thể là do sai sót trong quá trình thực hiện nâng mũi. Thực hiện vô trùng thiết bị, dụng cụ, trang phục của bác sĩ… không đúng tiêu chuẩn có thể gây nên tình trạng nhiễm trùng sau phẫu thuật. Hoặc cũng có thể là do người được nâng mũi không tuân thủ chăm sóc và uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ hoặc đôi khi có thể do địa không phù hợp, không thích ứng với chất liệu phẫu thuật giúp nâng mũi. Đặc biệt nâng mũi có thể để lại nhiều tác hại lâu dài, nhất là khi về già. Vậy hậu quả của nâng mũi khi về già có thể kể đến như:
Trí nhớ suy giảm
Quá trình nâng mũi cần có sự hỗ trợ của thuốc mê hoặc thuốc tê. Đây là những loại thuốc có thể ảnh hưởng đến trí nhớ nếu dùng quá nhiều. Nồng độ thuốc càng cao, nguy cơ suy giảm trí nhớ càng nhiều. Đặc biệt, tình trạng giảm trí nhớ sẽ xuất hiện ngày càng nhiều khi càng về già.
Dễ mắc bệnh
Các loại thuốc gây tê, gây mê hay filler dùng trong phẫu thuật nâng mũi có thể ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe. Theo đó, những người nâng mũi thường gặp các triệu chứng bệnh lý như béo phì, hạ huyết áp, tiểu đường, các bệnh liên quan tới tim mạch nhiều hơn người không nâng mũi. Điều này còn tùy thuộc vào cơ địa và mức độ tương tác với thuốc ở từng người. Tuy nhiên, bạn nên cân nhắc đến yếu tố sức khỏe lâu dài trước khi quyết định phẫu thuật nâng mũi.
Sống mũi thấp dần
Nếu nâng mũi thành công sẽ sở hữu dáng mũi cao, thẳng theo đúng mong muốn. Tuy nhiên, qua thời gian, mũi có xu hướng thấp dần khiến dáng mũi không còn đẹp nữa. Tình trạng này thường xảy ra do hai nguyên nhân.
Thứ nhất, càng lớn tuổi, cơ thể dần lão hóa nên lượng collagen và elastin trong cơ thể suy giảm. Điều này khiến liên kết mô và sụn trở nên lỏng lẻo, các bộ phận dễ chảy sệ. Thứ hai là do chất liệu sụn sinh học dùng để nâng mũi không tương thích lâu dài với cơ thể.
Mũi biến dạng
Mũi biến dạng, cong, vẹo, sụp sống mũi có thể là một trong những hậu quả của nâng mũi khi về già. Đặc biệt sau tuổi 55, da lão hóa nhanh khiến vùng da quanh mặt và mũi chảy sệ. Tình trạng này tác động không nhỏ đến dáng mũi.
Đau nhức
Sau khi phẫu thuật mũi sẽ có cảm giác đau nhức vùng quanh mũi và mặt trong vòng vài ngày. Tùy cơ địa, mức độ đau và thời gian đau ở mỗi người khác nhau. Trường hợp thường thấy nhất là khi về già, cơn đau mũi lại tái phát mỗi khi trời trở lạnh. Thậm chí nhiều người còn gặp tình trạng chảy dịch mũi, mũi căng cứng, cơn đau kéo dài lên hốc mắt.
Hô hấp khó khăn
Tuổi càng cao, các tế bào dần xơ hóa, các khớp sụn mũi dần trở nên lỏng lẻo. Nếu sụn tụt ra, chèn vào đường thở sẽ gây cảm giác khó thở, nhất là khi vận động nặng.
An Dương (T/h)
https://vietq.vn/hau-qua-cua-nang-mui-khi-ve-gia-sang-3-d206954.html