Mỹ phẩm sinh học là một trong những loại mỹ phẩm được nhiều người quan tâm và sử dụng. Tuy nhiên loại mỹ phẩm này cũng không an toàn như nhiều người nghĩ.
Dù rầm rộ hay âm thầm nhưng các “ông lớn” trên thị trường làm đẹp vẫn đang dốc lực nghiên cứu để đưa ra các dòng mỹ phẩm đáp ứng vấn đề cá nhân hóa, hiệu quả cũng như giảm thiếu sự kích ứng, dị ứng trên làn da. Trong đó, mỹ phẩm sinh học là một trong những loại mỹ phẩm được nhiều công ty lựa chọn đầu tư.
Ngành mỹ phẩm sinh học đã xuất hiện cách đây khá lâu và những năm gần đây được nhiều người quan tâm. Mỹ phẩm sinh học lan rộng từ Âu sang Á trong thị trường tiêu dùng mỹ phẩm khi những nghiên cứu về công nghệ và thành phần có tác dụng tích cực.
Mỹ phẩm sinh học thường thành phần chiết xuất từ thiên nhiên, một số sản phẩm với khoảng 95 -100% organic theo tiêu chuẩn không GMO (thực vật biến đổi gen). Kết hợp cùng sức mạnh đến từ công nghệ sinh học, ngành mỹ phẩm sinh học tạo ra những dấu ấn. Gần đây nhất, công nghệ sinh học đã có nhiều đóng góp trong công cuộc sản xuất vaccine trong bối cảnh Covid-19.
Ứng dụng công nghệ sinh học vào sản xuất mỹ phẩm giúp cho thành phần có trong mỹ phẩm không chỉ đơn thuần tác động trên bề mặt hay lớp thượng bì mà có thể đến trúng đích vùng da cần trị liệu. Công nghệ sinh học góp phần giúp một số thương hiệu mỹ phẩm sinh học cao cấp đem lại tác động tích cực trên làn da. Dù sở hữu nhiều lợi thế nhưng mỹ phẩm sinh học cũng vẫn tồn tại một số bất lợi cho người dùng.
Mỹ phẩm sinh học không an toàn như nhiều người nghĩ. Ảnh minh họa
Gây dị ứng
Mỹ phẩm tổng hợp, hay đúng hơn các thành phần trong nó – nước hoa, chất bảo quản, thuốc nhuộm – thường gây dị ứng. Trong mỹ phẩm tự nhiên các chất độc nói trên không có hoặc có với một lượng tối thiểu. Nhưng mọi sự phức tạp bắt đầu từ đây. Rất nhiều nguyên liệu tự nhiên là chất gây dị ứng mạnh như cúc hoa, hương thảo, calendula (cúc vạn thọ), nho, cây ngải, mật ong và sáp ong. Vì vậy trước khi mua mỹ phẩm tự nhiên, khách hàng cần dùng thử trên da để xem có phản ứng không.
Hạn sử dụng quá ngắn
Mỹ phẩm tự nhiên thông thường có hạn dùng từ 2-12 tháng. Có những sản phẩm chỉ định bảo quản trong tủ lạnh. Nếu như chất liệu của vỏ hộp kem đó không được tốt, chất lượng kem cũng thành độc hại. Hoặc nếu như trước khi đến tay người tiêu dùng, các sản phẩm đó không được bảo quản lạnh liên tục, thí dụ loại kem đắp mặt nạ sữa chua sau khi để ở nhiệt độ cao các vi khuẩn đã xuất hiện, khi được bôi lên da sẽ gây nhiều phản ứng bất lợi.
Chỉ cần sơ sảy, kem tự nhiên trở thành chất độc hại da và sức khỏe. Sản phẩm tự nhiên có giá thành cao, thời hạn ngắn, nếu chúng ta không không sử dụng kịp sẽ thành lãng phí, tốn tiền vô ích.
Dễ nhiễm khuẩn
“Tự nhiên” không có nghĩa là “sạch”. Nguyên liệu chế tạo mỹ phẩm tự nhiên có ít chất gây ô nhiễm hơn nhưng không phải lúc nào cũng vậy. Một ví dụ điển hình: lanolin, “sáp lông”, được sản xuất trong thời gian rửa lông cừu. Ở dạng tự nhiên loại lông này chứa một lượng lớn hóa chất sau đó được chế biến với chất dung môi.
An Dương (T/h)
https://vietq.vn/nhung-bat-loi-cua-my-pham-sinh-hoc-d196006.html