16.6 C
Hanoi
Thứ bảy, Tháng Một 18, 2025
More
    HomeTiêu dùng bền vữngNhựa gây ra nhiều tác hại cho sức khỏe như thế nào,...

    Nhựa gây ra nhiều tác hại cho sức khỏe như thế nào, loại nhựa nào nên tránh dùng?

    Date:

    Related stories

    Ở Việt Nam trong những năm gần đây đã có một số nghiên cứu ban đầu về vi nhựa trong môi trường, nhưng chỉ có một số ít đề cập đến các tác động tiềm ẩn của vi nhựa đối với sức khỏe.

    Trong vài thập kỷ qua, con người đã thải hàng tấn rác nhựa ra đại dương. Khoảng 580.000 mảnh rác nhựa trên mỗi km vuông đã được tìm thấy ở Đại Tây Dương. Nếu quá trình này tiếp tục diễn ra trong nhiều năm tới, thì không những môi trường bị ô nhiễm mà đến sức khỏe của con người sẽ bị phá hủy nghiêm trọng.

    Các hóa chất được sử dụng trong sản xuất nhựa rất độc và gây hại cho cơ thể con người. Các hóa chất trong nhựa như chì, cadmium và thủy ngân có thể tiếp xúc trực tiếp với con người. Những chất độc này có thể gây ung thư, khuyết tật bẩm sinh, các vấn đề về hệ thống miễn dịch và các vấn đề về phát triển ngay từ nhỏ.

    Các chất độc khác như BPA hoặc health-bisphenol-A được tìm thấy trong chai nhựa và vật liệu đóng gói thực phẩm. Khi các chuỗi polyme của BPA bị phá vỡ và xâm nhập vào cơ thể con người qua nguồn nước hoặc cá bị ô nhiễm, nó có thể dẫn đến một số tổn thương gây tử vong cho cơ thể chúng ta. BPA có thể làm giảm thụ thể hormone tuyến giáp, dẫn đến suy giáp.

    Ngoài những tác động nghiêm trọng này, con người cũng có thể phát triển một số tình trạng sức khỏe do nhựa. Có nhiều nghiên cứu về sử dụng đồ nhựa của người tiêu dùng Việt Nam nhưng rất ít nghiên cứu xem xét khía cạnh tác động đến sức khỏe. Vậy thực tế nhựa gây ra những tác hại cho sức khỏe con người như thế nào?


    Nhựa tác động tới sức khỏe con người theo nhiều cách. Ảnh minh họa

    Rủi ro sức khỏe từ việc khai thác và vận chuyển nguyên liệu hoá thạch để sản xuất nhựa

    Các khí ô nhiễm bao gồm: PM, các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi (VOC), hydrocacbon thơm đa vòng (PAH), ôzôn mặt đất,…làm tăng nguy cơ các bệnh tim mạch và hô hấp, các ảnh hưởng về da, mắt và các cơ quan cảm giác khác, hệ tiêu hóa, hệ thần kinh, hệ thống miễn dịch và thận, hệ thống nội tiết, và thậm chí có thể gây ung thư và đột biến gen.

    Nguy cơ sức khỏe trong quá trình tạo ra sản phẩm nhựa

    Việc tiếp xúc nghề nghiệp với các hóa chất, các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi (VOC), hydrocacbon thơm đa vòng (PAH): 1,3-Butadien, benzen, styren, toluen, etan, propylene và propylene oxide gây nguy cơ mắc các bệnh ung thư, các khuyết tật về sinh sản và dị tật bẩm sinh. Các cộng đồng sống gần nhà máy nhà sản xuất nhựa, các cộng đồng gần các nhà máy sản xuất sản phẩm nhựa thải ra benzen, tỷ lệ mắc một số bệnh ung thư máu cao hơn, đặc biệt là ung thư hạch bạch huyết.

    Nguy cơ sức khỏe trong quá trình sử dụng nhựa

    Nhựa có thể rò rỉ các đơn phân (monomer) có hại, hợp chất BPA (bisphenol A) làm phá vỡ chức năng nội tiết, styren và vinyl clorua được phân loại là chất gây ung thư và gây đột biến. Các chất hóa dẻo, chất phụ gia hóa học và sản phẩm phụ của quá trình sản xuất nhựa, một số chất phụ gia, như bis (2-ethylhexyl) phthalate (DEHP) và BPA, có thể gây ra độc tính sinh sản. Nhựa có xu hướng hấp thụ các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy kỵ nước (POP) Polychlorinated biphenyls (PCB) và PAHs.

    Nguy cơ sức khỏe từ xử lý chất thải nhựa

    Rủi ro sức khỏe cao trong suốt chu trình xử lý chất thải từ thu gom chất thải đến vận chuyển, phân loại, rửa, đun nóng và nấu chảy nhựa. Khí thải độc hại thường xảy ra đối với các cơ sở tái chế nhựa. Có nhiều bằng chứng nghiên cứu về tác động đến sức khỏe của người lao động và người dân tại các làng nghề tái chế nhựa ở Việt Nam.

    Nguy cơ từ đốt chất thải nhựa

    Khói và bụi thải ra từ đốt chất thải nhựa gây ra các vấn đề về sức khỏe đường hô hấp, đặc biệt là ở trẻ em, người già, người mắc bệnh hen suyễn và những người bị bệnh tim hoặc phổi mãn tính. Các hợp chất hữu cơ như dioxin, furan, một số POP là chất gây ung thư. Hoạt động đốt chất thải nhựa cũng làm rõ rỉ kim loại nặng ra môi trường.

    Nguy cơ sức khỏe từ vi nhựa

    Các hạt nhựa bao gồm các hạt nhựa siêu nhỏ và nano có thể xâm nhập vào cơ thể con người qua đường tiêu hóa, hít thở và hấp thụ qua da, Stress, gây độc tế bào, thay đổi sự trao đổi chất và cân bằng năng lượng, phá vỡ chức năng miễn dịch, gây ung thư, vật trung gian truyền hóa chất và vi sinh vật độc hại.

    Các loại nhựa cần tránh sử dụng

    Các sản phẩm nhựa làm từ dầu mỏ không có khả năng phân hủy sinh học, có nghĩa là chúng không phân hủy thành các chất tự nhiên. Thay vào đó, chúng phân hủy thành các mảnh được gọi là nhựa vi mô và nano gây ô nhiễm môi trường và đe dọa hệ sinh thái tự nhiên cũng như sức khỏe con người.

    Chất dẻo sử dụng một lần: Ống hút, chai nước giải khát, nắp chai, cốc xốp và túi nhựa là những loại nhựa sử dụng một lần phổ biến nhất, không bền vững và không phù hợp. Các đại dương và các khu vực ven biển đặc biệt dễ bị ô nhiễm do nhựa sử dụng một lần

    Nhựa có BPA: Bisphenol-A (BPA) là một chất phụ gia hóa dẻo được sử dụng để tạo ra polyvinyl clorua (PVC), một vật liệu được sử dụng trong nhiều sản phẩm nhựa

    BPA không chỉ tích tụ trong môi trường mà còn di chuyển từ bao bì thực phẩm sang chính thực phẩm. Khi ăn phải, nó có thể làm tăng nguy cơ vô sinh, hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS) và các rối loạn chuyển hóa khác

    Hộp đựng đồ ăn mang đi bằng nhựa: Việc sử dụng rộng rãi các hộp đựng đồ mang đi dùng một lần góp phần tạo ra một lượng lớn chất thải dẫn đến ô nhiễm và độc tố môi trường

    Cách đọc các kí hiệu dưới chai nhựa để giảm tác hại khi sử dụng

    Số 1 là PET

    Loại nhựa này chỉ được sử dụng một lần, nếu dùng đi dùng lại sẽ làm hòa tan các kim loại và hóa chất, làm ảnh hưởng đến hormone của cơ thể. Đồng thời chúng rất khó để làm sạch, nên hãy chỉ sử dụng loại nhựa này 1 lần

    Số 2: HDP hay HDPE

    Loại nhựa này được xem là an toàn nhất, không thải ra chất độc vì vậy nếu bạn có sử dụng nhựa thì hãy chọn nhựa HDP để sử dụng. Loại nhựa này thường dùng để sản xuất bình đựng sữa, bình chứa chất tẩy rửa, đồ chơi…

    Số 3: PVC hay 3V

    PVC có đặc tính mềm dẻo, được sử dụng phần lớn trong việc sản xuất bao bì thực phẩm. Loại nhựa này khá độc hại vì nó sẽ giải phóng chất độc ở nhiệt độ cao từ 80 độ C trở lên. Vì vậy loại nhựa này được khuyến cáo chỉ sử dụng để chứa thực phẩm hay những thứ khác dưới 80 độ C

    Số 4: LDPE

    LDPE cũng là một loại nhựa dẻo dùng để chế biến các loại hộp, đồ đông lạnh, vỏ bánh. Sản phẩm này cũng cần tránh sử dụng ở nhiệt độ cao, đặc biệt là lò vi sóng vì nó sẽ giải phóng chất độc

    Số 5: PP

    Nhựa PP có màu trắng hoặc trong suốt, thường được sử dụng nhiều để chứa thực phẩm. Loại nhựa này khá bền và nhẹ, chịu được nhiệt độ lên đến 167 độ C nên có thể tái sử dụng hoặc dùng trong lò.

    Số 6: PS

    Nhựa PS nhẹ và rẻ, chịu được nhiệt độ lạnh rất tốt nhưng sẽ giải phóng chất độc khi sử dụng ở nhiệt độ cao. Do vậy mà không nên sử dụng nhựa PS để đựng thực phẩm trong thời gian dài.

    Số 7: PC không nhựa không có kí hiệu

    Đây là loại nhựa độc nhất, nguy hiểm nhất, thường dùng để tạo ra các loại thùng đựng hoặc bình nước dung tích 3-5l cũng như một số loại hộp thực phẩm.

    An Dương (T/h)
    https://vietq.vn/nhua-gay-nhieu-tac-hai-den-suc-khoe-nhu-the-nao-d205319.html

    Subscribe

    - Never miss a story with notifications

    - Gain full access to our premium content

    - Browse free from up to 5 devices at once

    Latest stories

    spot_img