Theo nhiều nghiên cứu chỉ ra, các loại rau họ cải rất tốt trong việc hỗ trợ ngăn ngừa nhiều bệnh ung thư khác nhau. Trong số đó phải nhắc tới cải thìa có tác dụng vượt trội trong việc hỗ trợ kiểm soát huyết áp và ung thư.
Chuyên gia dinh dưỡng thể thao Destini Moody đang làm việc tại Mỹ giải thích, cải thìa chứa hợp chất glucosinolate – chất được nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng có thể giúp hỗ trợ giảm nguy cơ mắc một số loại ung thư.
Theo chuyên gia này, cải thìa chứa chất xơ và vitamin K, cả hai đều rất hữu ích cho tim mạch. Chuyên gia Moody giải thích rằng cải thìa cũng giàu selen có thể bảo vệ chống lại sự phát triển của một số loại ung thư nếu tiêu thụ đúng mức khuyến nghị.
Như chuyên gia Moody thừa nhận, chất xơ và vitamin K là hai trong số các chất dinh dưỡng chính của cải thìa có tác dụng cân bằng huyết áp. Các nghiên cứu và thử nghiệm đã chứng minh điều này. Một phân tích tổng hợp năm 2016 từ tạp chí dịch tể học JRSM Cardiovascular Disease đã kết luận rằng ăn loại rau này giúp giảm đáng kể – 15,8% tỷ lệ mắc bệnh tim mạch, theo Health Digest.
Một nghiên cứu đánh giá năm 2021 được công bố trên tạp chí dược lý Frontiers in Pharmacology đã phát hiện chuột được cho ăn thực phẩm có chứa glucosinolate, huyết áp của chúng đã giảm xuống. Cụ thể, ăn rau giàu glucosinolate từ bông cải xanh trong 4 tuần đã giúp giảm huyết áp. Đồng thời, kết quả cũng cho thấy khả năng phòng ngừa ung thư của glucosinolate.
Nên bổ sung rau họ cải vào chế độ ăn để hỗ trợ ngăn ngừa phòng chống ung thư. Ảnh minh họa
Chuyên gia dinh dưỡng Amber Sommer đến từ Phòng khám Cleveland Clinic (Mỹ), đã đề cập đến sức mạnh chống ung thư tiềm tàng của các loại rau họ cải như cải thìa. Chuyên gia lưu ý rằng cải thìa có khả năng chống lại 2 chất gây ung thư là nitrosamine và hydrocarbon thơm đa vòng có trong thịt cháy, thịt ướp muối hoặc nướng.
Liên quan tới các loại rau họ cải có liên quan tới việc hỗ trợ ngăn ngừa ung thư, theo thông tin từ Trung tâm Dinh dưỡng lâm sàng, Bệnh viện K, rau họ cải bao gồm rất nhiều loại rau thường được ưa dùng nhiều vào mùa đông như cải bắp, cải thảo, cải thìa, súp lơ, cải brussel, cải soăn, cải làn, củ cải, su hào, xà lách, cải xoong … rất giàu chất dinh dưỡng như carotenoid (beta-carotene, lutein, zeaxanthin), vitamin C, E, K; folate; và khoáng chất. Ngoài ra, rau họ cải còn chứa glucosinolate, là chất chứa lưu huỳnh – tạo ra mùi thơm hăng và vị đắng của các loại rau họ cải.
Trong quá trình chế biến, nhai và tiêu hóa thức ăn, glucosinolate trong các loại rau họ cải bị phân hủy để tạo thành các hợp chất hoạt tính sinh học như indoles, nitriles, thiocyanates và isothiocyanates. Trong đó, Indole-3-carbinol (một indole) và sulforaphane (một isothiocyanate) được kiểm tra nhiều nhất về tác dụng hỗ trợ chống ung thư. Indoles và isothiocyanates được phát hiện có thể ức chế sự phát triển ung thư trên một số cơ quan ở chuột bao gồm bàng quang, vú, ruột, gan, phổi và dạ dày.
Cụ thể là có một nghiên cứu cho thấy indole-3-carbinol hiệu quả hơn giả dược trong việc giảm sự phát triển của các tế bào bất thường trên bề mặt cổ tử cung. Các nhà nghiên cứu đã điều tra mối liên quan có thể có giữa việc ăn các loại rau họ cải và nguy cơ ung thư.
Một số nghiên cứu bệnh chứng đã phát hiện ra rằng những người ăn nhiều rau họ cải có nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt thấp hơn. Một nghiên cứu thuần tập về chế độ ăn uống và ung thư ở Hà Lan cho thấy phụ nữ ăn nhiều rau họ cải sẽ giảm nguy cơ ung thư ruột (không bao gồm trực tràng).
Hay các nghiên cứu thuần tập ở Châu Âu, Hà Lan và Hoa Kỳ đã có kết quả khác nhau. Hầu hết các nghiên cứu đã báo cáo có ít mối liên quan, nhưng một phân tích của Hoa Kỳ cho thấy rằng những phụ nữ ăn nhiều hơn 5 khẩu phần rau họ cải mỗi tuần có nguy cơ mắc ung thư phổi thấp hơn. Một nghiên cứu đối chứng cho thấy những phụ nữ ăn nhiều rau họ cải có nguy cơ ung thư vú thấp hơn.
Bệnh viện K cũng nhấn mạnh, tuy rằng các bằng chứng chưa thực sự rõ ràng nhưng việc ăn nhiều rau hơn nói chung, rau họ cải nói riêng có thể bảo vệ chống lại một số bệnh ung thư và nên được đưa vào thực đơn của một chế độ ăn lành mạnh.
Tiêu chuẩn TCVN 12827:2023 Truy xuất nguồn gốc – Yêu cầu đối với chuỗi cung ứng rau quả tươi
Bộ Khoa học và Công nghệ công bố tiêu chuẩn này nhằm đưa ra các yêu cầu đối với chuỗi cung ứng rau quả tươi để đảm bảo khả năng truy xuất nguồn gốc.
Tiêu chuẩn này áp dụng cho các biện pháp truy xuất nguồn gốc từ cơ sở trồng trọt ban đầu đến cơ sở bán lẻ hoặc cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống (truy xuất nguồn gốc bên ngoài) và điểm bán lẻ cho người tiêu dùng, để hỗ trợ các sự kiện theo dõi trọng yếu (CTE) như thu hoạch, đóng gói (đóng gói lại) sản phẩm, vận chuyển, tiếp nhận hàng, sơ chế và bán hàng; Xem xét các biện pháp truy xuất nguồn gốc bắt đầu từ cơ sở trồng trọt; Áp dụng cho tất cả các sản phẩm rau quả tươi dùng làm thực phẩm; Áp dụng cho mọi cấp độ được định danh đơn nhất bao gồm sản phẩm ban đầu hoặc thương phẩm (ví dụ: hộp/thùng cac-tông, vật phẩm tiêu dùng), đơn vị logistic (ví dụ: thùng hàng, công-ten-nơ); Bao gồm tất cả các bên tham gia chuỗi cung ứng: cơ sở trồng trọt, cơ sở đóng gói/cơ sở đóng gói lại, nhà phân phối, nhà bán buôn, cơ sở bán lẻ và cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống. Mỗi chuỗi cung ứng có thể được tạo thành từ một số hoặc tất cả các bên nêu trên.
Mô hình chuỗi cung ứng rau quả tươi nêu trong tiêu chuẩn này là mô hình ứng dụng hệ thống GS1 để truy xuất nguồn gốc sản phẩm.
Vân Thảo (T/h)
https://vietq.vn/nhieu-nghien-cuu-chi-ra-rau-ho-cai-co-tac-dung-ho-tro-ngan-ngua-nhieu-ung-thu-d228414.html