19 C
Hanoi
Thứ năm, Tháng Một 23, 2025
More
    HomeTiêu dùng bền vữngNguy hại sức khỏe khi tiêu thụ thừa Natri trong khẩu phần...

    Nguy hại sức khỏe khi tiêu thụ thừa Natri trong khẩu phần ăn thông thường

    Date:

    Related stories

    Theo khuyến nghị của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), mỗi người trưởng thành chỉ nên tiêu thụ dưới 2.000mg natri/ngày (tương đương với 5g muối/ngày – khoảng 1 thìa cà phê).

    Muối ăn có tên khoa học là Natri Clorua, được cấu tạo từ một nguyên tố Natri (Na) và một nguyên tố Clo (Cl), với công thức hóa học là NaCl, trong đó Natri là một khoáng chất thiết yếu cho cơ thể con người. Natri có chức năng điều hòa sinh lý, giúp duy trì áp lực thẩm thấu của tế bào, điều chỉnh sự truyền đạt thông tin của tế bào thần kinh, hỗ trợ hoạt động của cơ bắp, điều hòa huyết áp, hỗ trợ tiêu hóa và hấp thu chất dinh dưỡng, và giữ cân bằng lượng nước trong cơ thể.

    Muối có vị mặn đặc trưng, là 1 trong 5 vị cơ bản cùng với ngọt, chua, đăng và umami (umami được phát hiện đầu tiên bởi Giáo sư người Nhật Kikunae Ikeda năm 1908). Muối là gia vị không thể thiếu trong nấu ăn, giúp món ăn thêm đậm đà, thơm ngon.

    TS.BS. Nguyễn Thị Hương Lan, Trưởng khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn cho biết, theo khuyến nghị của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), mỗi người trưởng thành chỉ nên tiêu thụ dưới 2.000mg natri/ngày (tương đương với 5g muối/ngày – khoảng 1 thìa cà phê). Tuy nhiên, phần lớn người dân Việt Nam tiêu thụ gấp đôi khuyến cáo này, với khoảng 10g muối/ngày. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, việc tiêu thụ quá nhiều muối trong thời gian dài có thể gây tăng huyết áp, tăng khả năng mắc bệnh ung thư dạ dày, các bệnh tim mạch…

    Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, việc tiêu thụ quá nhiều muối trong thời gian dài có thể gây tăng huyết áp, tăng khả năng mắc bệnh ung thư dạ dày, các bệnh tim mạch… Ngoài ra, khi tiêu thụ quá nhiều muối trong khẩu phần ăn có thể ảnh hưởng tiêu cực đến xương, sức khỏe của thận. Bởi vì muối làm mất canxi từ xương, trong khi canxi lại là yếu tố cực kỳ quan trọng để bảo vệ sức khỏe và sự chắc khỏe của xương. Trong khi nếu bị bệnh thận, sử dụng đồ ăn mặn có thể làm cho bệnh nặng hơn. Ngoài ra, muối còn là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh như sỏi thận, viêm thận và tăng mỡ trong thận.


    Khuyến nghị về lượng muối tiêu thụ tiêu chuẩn của WHO là không quá 5g muối/ngày. Ảnh minh họa

    Theo Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), những năm gần đây, các bệnh không lây nhiễm như: Tăng huyết áp, tim mạch, đái tháo đường, ung thư… đã gia tăng và trẻ hóa. Điều đáng nói là mức tiêu thụ thức ăn nhanh tại nước ta cũng đang gia tăng, nhất là trong giới trẻ.

    Một nghiên cứu với 467 người trong độ tuổi 19-39 tại thành phố Hồ Chí Minh cho thấy, 47% người tham gia thường xuyên sử dụng đồ ăn nhanh và tỷ lệ này cao hơn ở nam giới và thanh thiếu niên (từ 16-24 tuổi). Trong khi đó, thức ăn nhanh, thức ăn chế biến sẵn là những nguồn thực phẩm chứa nhiều muối và natri. Những thực phẩm phổ biến nhất có nhiều natri được tiêu thụ thường xuyên là đồ ăn nhẹ có vị mặn; xúc xích, bánh quy, salad mua sẵn, giăm bông, lạp xưởng, thịt xông khói…

    Còn theo một nghiên cứu do Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên hợp quốc (FAO) tại Việt Nam tài trợ thực hiện năm 2020 ở người 15-25 tuổi thuộc cả khu vực thành thị và nông thôn thành phố Hà Nội cho thấy, gần 95% người tham gia có xu hướng thường xuyên tiêu thụ các loại thức ăn nhanh: Bánh mì, đồ ăn nhanh, mì ăn liền…

    Trước thực tế trên, WHO cho rằng, cần thúc đẩy, khuyến khích các doanh nghiệp thực phẩm giảm lượng natri trong các thực phẩm bao gói sẵn bằng cách quy định lượng natri tối đa có trong 100g thực phẩm và áp dụng các biện pháp giảm natri trong công thức chế biến hoặc thay thế natri bằng gia vị khác trong thực phẩm. Bên cạnh đó, cần triển khai các quy định về dán nhãn công bố lượng natri trong thực phẩm. Đồng thời chỉ dẫn cho người tiêu dùng nhận biết thực phẩm nhiều natri, cảnh báo sức khỏe của việc ăn thừa natri.

    Kiểm soát lượng muối ăn vào để bảo vệ sức khỏe tim mạch

    Theo kết quả điều tra quốc gia các yếu tố nguy cơ bệnh không lây nhiễm tại Việt Nam năm 2021, người Việt Nam tiêu thụ trung bình khoảng 8,1g muối mỗi ngày. Tuy nhiên, con số này vẫn lớn hơn khuyến nghị về lượng muối tiêu thụ tiêu chuẩn của WHO là không quá 5g muối/ngày. Do đó, mỗi chúng ta, để bảo vệ sức khỏe của bản thân và gia đình, cần phải chủ động giảm tiêu thụ muối trong ăn uống và chế biến thực phẩm hằng ngày.

    Bác sĩ Hương Lan gợi ý 5 biện pháp chính giúp giảm tiêu thụ muối, bao gồm:

    Thứ nhất, biết rõ hàm lượng natri trong thực phẩm: Người tiêu dùng cần kiểm tra thông tin dinh dưỡng trên nhãn thực phẩm để chọn lựa các sản phẩm ít muối.

    Thứ hai, giảm dần lượng muối để người ăn không nhận ra: Trong quá trình nấu ăn, người nấu có thể giảm từ từ lượng muối dưới 10% để người ăn không cảm thấy thay đổi về vị giác.

    Thứ ba, giảm muối kết hợp sử dụng các thành phần tăng hương vị khác, làm món ăn giảm muối dễ dàng được chấp nhận hơn. Hiện nay trên thế giới, nhiều nghiên cứu và khuyến nghị đã xác nhận hiệu quả của một loại gia vị là bột ngọt trong việc giảm muối mà không làm giảm độ ngon của món ăn. Bột ngọt cũng có chứa natri, tuy nhiên, lượng natri trong bột ngọt rất thấp, chỉ bằng 1/3 so với muối ăn.

    Thứ tư, sử dụng chất thay thế muối: Một số chất như kali clorua, canxi clorua, hoặc magie clorua có thể thay thế muối để giảm lượng natri. Hiện nay trên thị trường đã có 1 số doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm gia vị/thực phẩm giảm muối bằng việc thay thế một phần natri, như Xốt dùng ngay Kho Quẹt sử dụng chất thay thế muối Kali clorua; giảm lượng muối trực tiếp trong công thức của sản phẩm (nước tương Phú Sĩ giảm muối của Ajinomoto).

    Thứ năm, chủ động giảm muối trong chế biến và ăn uống: Các cách tiếp cận bao gồm giảm lượng muối trong gia vị, không đặt lọ muối hoặc gia vị mặn trên bàn ăn, và hạn chế sử dụng thực phẩm chế biến sẵn chứa nhiều muối.

    Với các bằng chứng khoa học, từ năm 2010, Ủy ban Chiến lược Giảm muối quốc gia Mỹ đã khuyến cáo có thể sử dụng bột ngọt như là một phương pháp hiệu quả giúp duy trì chế độ ăn giảm muối. Tại Việt Nam, Bộ Y tế đã hướng dẫn có thể sử dụng bột ngọt để thay thế một phần muối ăn giúp tăng vị ngon cho thực phẩm ít muối, giảm lượng muối ăn vào. Các nước khác như Braxin, Phần Lan, Pháp, Singpore, Đan Mạch, Hàn Quốc đều đã nghiên cứu và cho thấy bột ngọt có thể duy trì vị ngon cho thực phẩm giảm muối.

    Một số người còn có những lo ngại rằng sử dụng bột ngọt ảnh hưởng đến sức khỏe, ảnh hưởng đến não bộ. Tuy nhiên, theo Bác sĩ Hương Lan, bột ngọt được các tổ chức y tế, sức khỏe uy tín trên thế giới khẳng định là gia vị an toàn cho mọi đối tượng. Tại Việt Nam, Bộ Y tế Việt Nam cũng đưa bột ngọt vào danh mục các phụ gia được phép sử dụng trong chế biến thực phẩm. Đây cũng là thành phần an toàn cho bà mẹ mang thai, cho con bú và trẻ em.

    Khánh Mai (t/h)
    https://vietq.vn/nguy-hai-toi-suc-khoe-khi-tieu-thu-thua-natri-trong-khau-phan-an-thong-thuong-d227417.html

    Subscribe

    - Never miss a story with notifications

    - Gain full access to our premium content

    - Browse free from up to 5 devices at once

    Latest stories

    spot_img