21 C
Hanoi
Thứ năm, Tháng mười hai 19, 2024
More
    HomeTiêu dùng bền vữngNguy hại khi sử dụng sơn móng tay liên tục trong thời...

    Nguy hại khi sử dụng sơn móng tay liên tục trong thời gian dài

    Date:

    Related stories

    Sơn móng tay là một loại mỹ phẩm làm đẹp được nhiều chị em yêu thích và thay đổi thường xuyên, tuy nhiên chưa nhiều người thực sự hiểu tác hại của nó khi sử dụng trong thời gian dài.

    Tác hại của sơn móng tay thường xuyên

    Theo cơ quan Kiểm soát chất độc hại DTSC của Mỹ đã cảnh báo rằng thành phần để cấu tạo nên một lọ sơn móng tay là yếu tố tạo màu và các dung dịch làm bóng. Trong đó nguy hiểm nhất là ba chất dibutyl phthalate, formaldehyde và toluene, đây là những chất có ảnh hưởng rất lớn đối với sức khỏe của những người sử dụng sơn móng tay.

    Nhiều người tiêu dùng vẫn nghĩ rằng móng tay hay móng chân là chất sừng, cứng nên không bị ảnh hưởng bởi nước sơn. Thực tế, móng tay tuy dày và cứng hơn da rất nhiều nhưng lại có khả năng thấm hút rất tốt. PGS.TS Trần Hồng Côn – Khoa Hóa (ĐHTN – ĐHQG Hà Nội) cho biết: “Móng tay có khả năng thấm hút rất tốt nên độc chất hoàn toàn có thể dễ dàng thấm vào máu. Thời gian và hàm lượng tiếp xúc càng nhiều thì càng nguy hiểm đến sức khỏe.


    Sơn móng tay tiềm ẩn nhiều yếu tố nguy hại đến sức khỏe

    Nguy cơ gây dị tật thai nhi: Sơn móng tay là chất bay hơi nên những độc tố dễ thâm nhập cơ thể qua đường hô hấp, khi được hít vào, nó “chạy” rất nhanh vào não, gan, thận, làm tổn thương hệ thần kinh, gây nguy hiểm cho sự tăng trưởng, phát triển của thai nhi. Đặc biệt là chất phthalate và toluen nếu hấp thụ vào cơ thể trong thời gian dài có thể gây sẩy thai hoặc làm dị dạng thai nhi.

    Nguy cơ gây ung thư: Men sơn móng tay có nhiều màu sắc sặc sỡ và rất bóng bẩy sau khi khô. Điều này được lý giải bởi nó có chứa một lượng lớn thành phần hóa học cho phép thay đổi màu sắc. Ngoài ra, một số chất hóa học còn phải đảm nhận nhiệm vụ kết dính và bám chặt vào bề mặt móng tay vốn là chất sừng trơn và bóng. Các chuyên gia đã cảnh báo rằng những màu sắc nhân tạo trong men sơn móng có chứa độc tố, thậm chí còn là một số kim loại nặng. Khi sử dụng lâu dài, cơ thể sẽ bị hấp thụ những độc tố đó. Những nghiên cứu mới nhất tại Hoa Kỳ cho thấy rằng sơn móng tay giá rẻ có chứa thành phần của sudan, đây là chất hóa học có độc tố cao. Nếu sử dụng lâu dài, độc tố trong chất sudan sẽ tích tụ dần dần trong cơ thể con người. Điều này có thể dẫn đến nguy cơ gây ung thư cao.

    Làm hỏng móng: Các nhà khoa học chỉ ra rằng, sở dĩ sơn móng tay có nhiều màu sắc đẹp là do chứa rất nhiều thành phần sắc tố, bao gồm một loạt các sắc tố khoáng sản, bột màu tổng hợp. Những sắc tố này khi tiếp xúc thời gian dài sẽ làm móng tay nhanh chóng trở nên vàng ố, thâm đen. Các bác sĩ chuyên khoa da liễu cũng cho biết, hầu hết các loại sơn móng đều chứa hóa chất độc hại như benzen, toluen, acetondibutyl, formaldehyde… gây tổn thương chất sừng bám trên bề mặt móng khiến móng giòn, dễ gãy…Thêm nữa, khi cắt hoặc sửa sang móng tay, nhiều người thường cắt sát chân móng khiến phần thịt ở đầu móng bị lộ. Mất lớp sừng cứng bảo vệ, phần thịt ngón tay sẽ dễ bị nhiễm khuẩn. Nhiều người còn thường giũa móng khi móng còn ướt và không đúng chiều làm móng bị tổn thương, tách lớp và rất dễ bị gãy xước không thể phục hồi được.


    Việc sử dụng sơn móng tay trong thời gian dài có thể ảnh hưởng đến nội tạng bên trong

    Không tốt cho nội tạng: Ethyl acetate và butyl acetate là axetic thường được sử dụng làm dung môi đánh bóng móng tay. Các chuyên gia cho biết, việc tiếp xúc với các hóa chất này trong thời gian dài có thể dẫn đến nhiều vấn đề về tim, phổi và gan. Còn chất benzen có trong nước tẩy móng và các loại sơn khi vào phổi cũng sẽ được hấp thu rất nhanh, rồi vào gan, tủy sống, tế bào mỡ. Trước hết, nó tác động tới các chất trong tủy xương, cản trở sự tạo máu, sau đó gắn vào các protein, ADN, gây trở ngại cho tăng trưởng, tái tạo, làm đột biến tế bào.

    Có thể gây chóng mặt, buồn nôn: Nhóm nghiên cứu ở Trường đại học Oxford cho hay, một số loại sơn móng tay đã được các nhà sản xuất thêm rất nhiều thành phần dung môi hóa học dẫn đến mùi hăng khiến người ngửi phải bị chóng mặt. Những chất hóa học này tác động lên niêm mạc gây đỏ rát, cay mắt. Nó cũng tác động lên hệ thần kinh gây chóng mặt buồn nôn, thậm chí là cảm giác “say”.

    Không tốt cho hệ thần kinh: Toluene là một thành phần độc hại được tìm thấy trong hầu hết các loại sơn móng tay. Khi toluene bốc hơi trong không khí, người sử dụng dễ hít phải và điều đó gây tác động không tốt tới hệ thần kinh, kích thích mắt, cổ họng và phổi.

    Cách chọn các loại sơn móng tay “chuẩn”

    Theo các chuyên gia của Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng 1 (thuộc Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng), sơn móng tay có các lớp như sau.

    Trước tiên là lớp cơ sở: là lớp củng cố cho móng, phục hồi độ ẩm cho móng, tạo bề mặt mịn màng, giảm sự xuất hiện của những lợp gồ ghề.

    Lớp thứ 2 là lớp trên áo: Lớp này tạo thành một hàng rào cứng cho móng tay để ngăn chặn sứt mẻ, trầy sước bong róc. Thứ 3 là lớp gel. Lớp gel đánh bóng này là lớp sơn giữ cho sự lâu dài và bền của sơn móng tay. Nó được sơn trên móng tay, nó có thể giúp giữ màu sơn lên đến 3 tuần.

    Thứ 4 là lớp sơn mờ: Giống như việc đánh bóng thường xuyên, lớp này phủ bên ngoài giúp giữ màu của sơn móng tay và được sử dụng nhiều trong nhưng năm qua.

    Cũng theo các chuyên gia, thành phần của sơn móng tay bao gồm các hợp chất như Etyl acetate, Butyl acetat, Iso propanal, axit citric, formandehit, toluene,… và một số phụ gia như bột màu (đó là các hợp chất oxit, phức màu của các kim loại nặng), bột độn…

    Các chuyên gia của trung tâm cũng cảnh báo, một số loại sơn móng tay chính hãng luôn đi kèm hướng dẫn sử dụng đầy đủ nhằm đảm bảo chất lượng của sản phẩm cũng như đảm bảo an toàn cho sức khỏe của người sử dụng, nhưng những mặt hàng kém chất lượng, hàng giả, sản xuất thủ công thì lại không ghi rõ thành phần, nên có thể gây ra những nguy hại cho người sử dụng. Khi mua hàng, người tiêu dùng cần phải xem nhãn mác với đầy đủ các nội dung như: Tên sản phẩm; tên, địa chỉ cơ sở sản xuất chịu trách nhiệm về hàng hóa; định lượng của sản phẩm; thành phần cấu tạo; chỉ tiêu chất lượng chủ yếu; ngày sản xuất, thời gian sử dụng, thời hạn bảo quản; hướng dẫn bảo quản, hướng dẫn sử dụng; xuất xứ của sản phẩm.

    Bảo Linh
    https://vietq.vn/nguy-hai-khi-su-dung-son-mong-tay-lien-tuc-trong-thoi-gian-dai-d204053.html

    Subscribe

    - Never miss a story with notifications

    - Gain full access to our premium content

    - Browse free from up to 5 devices at once

    Latest stories

    spot_img