23 C
Hanoi
Thứ bảy, Tháng mười một 23, 2024
More
    HomeTiêu dùng bền vữngNguy cơ mất an toàn an ninh mạng trong thương mại điện...

    Nguy cơ mất an toàn an ninh mạng trong thương mại điện tử

    Date:

    Related stories

    Các sàn thương mại điện tử có sở hữu nước ngoài không những có doanh thu lớn tại thị trường Việt Nam mà còn nắm giữ một lượng lớn dữ liệu của người Việt. Đây chính là nguy cơ rất lớn về an toàn, an ninh mạng.

    Theo báo cáo của Bộ Công Thương, doanh thu thương mại điện tử (TMĐT) Việt Nam năm 2021 ước đạt 13,7 tỷ USD, tăng 16% so với năm 2020 và chiếm 6,5% tổng doanh thu bán lẻ cả nước. Việc phát triển TMĐT là một trong những yếu tố quan trọng nhằm thúc đẩy phát triển nền kinh tế Việt Nam, tuy nhiên việc phát triển TMĐT cũng cần phải đảm bảo an toàn, an ninh mạng.

    Thị trường TMĐT Việt Nam hiện nay đang bị chi phối bởi các doanh nghiệp nước ngoài. Đáng chú ý một số doanh nghiệp xuất phát điểm là doanh nghiệp Việt Nam nhưng khi thành công thì được nước ngoài mua lại hoặc do pháp nhân nước ngoài nắm cổ phần chi phối.

    Điển hình như sàn Tiki vốn là một sàn bản địa Việt Nam, đến cuối năm 2020 vốn ngoại tại sàn này đã chiếm gần 55%, đến năm 2021 sàn này chuyển 90,5% cổ phần cho pháp nhân Tiki Global của Singapore. Như vậy, Tiki đã trở thành doanh nghiệp Singapore. Tương tự, sàn Sendo xuất phát điểm là doanh nghiệp Việt Nam, nhưng đến cuối năm 2020 vốn ngoại tại sàn này đã lên tới hơn 65%. Như vậy, trong 04 sàn giao dịch TMĐT lớn nhất trên thị trường Việt Nam hiện nay, có đến 03 sàn giao dịch TMĐT có vốn đầu tư nước ngoài.


    Ảnh minh hoạ

    Việc chi phối thị trường của các sàn TMĐT nước ngoài thể hiện qua số lượt truy cập. Theo số liệu tháng 02/2022, tổng số lượt truy cập trên Shopee là 78,5 triệu lượt, trên Lazada là 14,8 triệu lượt, trên Tiki là 14,1 triệu lượt và Chợ tốt (Việt Nam) là 12,7 triệu lượt. Trong bảng xếp hạng các ứng dụng di động (Android, iOS) mua sắm tại Việt Nam, Shopee cũng là ứng dụng được sử dụng nhiều nhất, xếp sau lần lượt là Lazada, Tiki.

    Bên cạnh đó, không chỉ riêng các , nền tảng mạng xã hội phổ biến cũng dần lấn sân sang hoạt động TMĐT và giao dịch trực tuyến. Điển hình như Facebook, Google, Netflix, Youtube, Amazon, TikTok… các nền tảng này cho phép hiển thị quảng cáo mua bán hàng hoá, sản phẩm, có thể thực hiện mua bán qua liên kết với các sàn TMĐT, hoặc tích hợp trực tiếp việc đăng tải mua bán sản phẩm trên các nền tảng này.

    Như vậy, với tỉ lệ chiếm lĩnh thị trường TMĐT lớn, các sàn TMĐT có sở hữu nước ngoài không những có doanh thu lớn tại thị trường Việt Nam, mà còn nắm giữ lượng lớn dữ liệu của người Việt Nam, từ các trường thông tin cơ bản như tên, tuổi, địa chỉ, số điện thoại liên hệ đến thông tin về hành vi mua sắm, sở thích, thói quen và mức sống của người dân Việt Nam. Đây chính là nguy cơ rất lớn về an toàn, an ninh mạng.

    Có thể thấy, việc phát triển các sàn giao dịch TMĐT Việt Nam đủ sức cạnh tranh bình đẳng trên thị trường là hết sức cấp thiết để hạn chế tình trạng doanh nghiệp nước ngoài chi phối, giúp giảm các nguy cơ về an toàn, an ninh mạng, cũng như tạo cơ hội cho hàng hoá Việt Nam cạnh tranh bình đẳng trên thị trường TMĐT.

    Phong Lâm
    https://vietq.vn/nguy-co-mat-an-toan-an-ninh-mang-trong-thuong-mai-dien-tu-d200272.html

    Subscribe

    - Never miss a story with notifications

    - Gain full access to our premium content

    - Browse free from up to 5 devices at once

    Latest stories

    spot_img