27 C
Hanoi
Thứ Năm, Tháng 5 29, 2025
More
    HomeTiêu dùng bền vữngNguy cơ gãy xương do lạm dụng kem chống nắng, những lưu...

    Nguy cơ gãy xương do lạm dụng kem chống nắng, những lưu ý an toàn theo tiêu chuẩn

    Date:

    Related stories

    Theo các bác sĩ, việc lạm dụng kem chống nắng có thể gây ra tình trạng thiếu vitamin D đẩy nhanh quá trình yếu xương và gây ra chứng loãng xương nghiêm trọng.

    Gãy xương do lạm dụng kem chống nắng

    Các bác sĩ tại Bệnh viện Y học cổ truyền XinDu, Thành Đô, Trung Quốc vừa báo cáo về trường hợp bất thường của một bệnh nhân tại địa phương. Người phụ nữ giấu tên, 48 tuổi bị gãy xương chỉ vì nằm lăn lộn trên giường.

    Theo Tiến sĩ Long Shuang, các xét nghiệm được thực hiện tại bệnh viện cho thấy nồng độ vitamin D trong cơ thể của người phụ nữ cực kỳ thấp. Điều này đẩy nhanh quá trình yếu xương và gây ra chứng loãng xương nghiêm trọng. Vì vitamin D đóng vai trò quan trọng trong việc giúp cơ thể hấp thụ canxi, duy trì sức khỏe của xương. Thiếu hụt vitamin D kéo dài sẽ làm xương yếu, giòn và dễ gãy, thậm chí chỉ cần một động tác nhẹ như trở mình trong giấc ngủ cũng có thể gây tổn thương nghiêm trọng.

    Các cuộc nghiên cứu sâu hơn cho thấy bệnh nhân tránh ánh nắng mặt trời từ khi còn nhỏ, hiếm khi mặc quần áo ngắn và luôn thoa kem chống nắng khi ra ngoài. Trường hợp của nữ bệnh nhân như một lời cảnh báo cho những người lạm dụng kem chống nắng quá mức.

    “Không hiếm người bôi kem, mặc quần áo che toàn bộ cơ thể từ đầu đến chân để bảo vệ bản thân khỏi ánh nắng mặt trời. Tuy nhiên, điều này thực sự không lành mạnh”, Jiang Xiaobing, Giám đốc Khoa phẫu thuật chỉnh hình cột sống tại Bệnh viện trực thuộc thứ hai của Đại học Y Quảng Châu cho biết.


    Nên sử dụng kem chống nắng an toàn để đảm bảo sức khỏe tốt nhất. Ảnh minh họa

    Ông còn nói thêm tất cả các xương trong cơ thể con người đều được tái tạo sau mỗi 10 năm. Tuy nhiên từ tuổi 30, chúng ta bắt đầu mất dần khối lượng xương với tốc độ 0,5 – 1%/năm. Việc không tiếp xúc với ánh sáng mặt trời và thiếu vitamin D đều cản trở quá trình cung cấp thêm canxi, dẫn đến lượng canxi hấp thụ thấp.

    Mặc dù kem chống nắng và các phương pháp bảo vệ da khỏi ánh nắng mặt trời có những ưu điểm như giúp giảm nguy cơ ung thư da. Thế nhưng, một số người lại lạm dụng quá mức khiến bản thân gặp phải các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.

    Ánh sáng mặt trời rất quan trọng trong việc giúp cơ thể tổng hợp vitamin D, chất rất cần thiết cho xương chắc khỏe và cải thiện quá trình hấp thụ canxi. Việc tránh tiếp xúc với ánh sáng mặt trời trong thời gian dài có thể làm suy yếu khả năng miễn dịch và sức khỏe của xương.

    Ở người trung niên, việc thiếu hụt vitamin D kéo dài có thể gây ra loãng xương, dẫn đến đau xương và yếu cơ. Tình trạng này dẫn đến quá trình khoáng hóa xương, khiến xương bị suy yến, mềm, dễ biến dạng và gãy hơn.

    Vitamin D cũng đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe tâm trí. Sự thiếu hụt loại vitamin thiết yếu này dẫn đến các rối loạn tâm trạng, bao gồm trầm cảm và lo âu. Một số nghiên cứu cho thấy rằng nồng độ vitamin D thấp có thể ảnh hưởng đến chức năng dẫn truyền thần kinh, ảnh hưởng đến quá trình điều hòa tâm trạng.

    Làm gì để cung cấp đủ vitamin D cho cơ thể?

    Tia UVB trong ánh sáng mặt trời tổng hợp vitamin D ở da, giúp cho xương chắc và khoẻ mạnh. Kem chống nắng ngăn tia cực tím tiếp xúc với da nên nhiều người sợ sẽ ảnh hưởng đến việc tổng hợp vitamin D. Do đó để cung cấp đủ loại vitamin này cần duy trì hàm lượng vitamin D tối ưu, phải tìm được sự cân bằng phù hợp giữa khả năng chống nắng và tổng hợp vitamin D.

    Để đạt được điều này, nên chọn loại kem chống nắng phù hợp với loại da của mình. Ví dụ, làn da trắng sẽ yêu cầu bảo vệ cao hơn làn da sẫm màu. Ngoài ra, nên ưu tiên các loại kem chống nắng phổ rộng, chống được cả tia UVA và UVB.

    Khi dùng kem chống nắng, vẫn có thể dành ít thời gian để da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Thường 10-15 phút mỗi ngày (hoặc tùy theo tình hình địa phương và loại da) là đủ để cơ thể tổng hợp vitamin D từ ánh nắng mặt trời. Khi đi du lịch, tránh tắm nắng khi ngoài trời đã nắng gắt. Không nên sử dụng đèn mặt trời, giường nằm tắm nắng hoặc các dịch vụ làm cho da rám nắng bằng cách sử dụng ánh sáng cường độ cao. Sử dụng kem chống nắng đều đặn mỗi khi ra ngoài, ngay cả khi trời nhiều mây. Tia cực tím có thể xuyên qua mây và qua các loại cửa kính. Sử dụng son dưỡng môi hoặc son môi có chứa chất chống nắng có chỉ số SPF ít nhất là 30.

    Ngoài ra nên lưu ý khi lựa chọn kem chống nắng, PGS.TS Phạm Văn Nho, nguyên Giảng viên Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội cho biết, ngoài việc dựa theo chỉ số SPF, PA, thì điều quan trọng nhất cần lưu ý đó là chọn kem chống nắng phù hợp với làn da của mình. Nên có các biện pháp bảo vệ da vào những ngày có chỉ số UV cao. Chỉ số UV thường được cơ quan khí tượng đo và thông báo cho toàn dân. Khi chỉ số này đạt từ 10 trở lên, nghĩa là mức độ bức xạ đang rất lớn, nên tránh ra ngoài trời.

    Nếu gặp khó khăn trong việc tổng hợp đủ vitamin D từ ánh nắng mặt trời, hãy bổ sung vitamin D thông qua thực phẩm giàu vitamin D như cá hồi, cá mỡ như cá hồi, cá thu, sữa, trứng… Nếu lo lắng về mức vitamin D trong cơ thể, hãy thăm khám bác sĩ dinh dưỡng để được kiểm tra và tư vấn bổ sung vitamin D theo đúng liều lượng và cách dùng phù hợp.

    Các quy định của FDA về kem chống nắng

    Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý các sản phẩm chống nắng để đảm bảo chúng an toàn và hiệu quả khi sử dụng công cộng. Các quy định nghiêm ngặt của FDA là nền tảng trong việc duy trì chất lượng kem chống nắng và sự an toàn cho người tiêu dùng. FDA phân loại kem chống nắng là thuốc không kê đơn (OTC), có nghĩa là chúng phải tuân thủ các quy định cụ thể về thành phần, ghi nhãn và tuyên bố tiếp thị.

    Một trong những yêu cầu quan trọng là kem chống nắng phải được kiểm tra Hệ số chống nắng (SPF) và khả năng bảo vệ phổ rộng. FDA cũng yêu cầu tất cả các loại kem chống nắng phải trải qua quá trình kiểm tra nghiêm ngặt để xác minh những tuyên bố này trước khi chúng có thể được đưa ra thị trường. Ngoài ra, FDA còn đưa ra hướng dẫn về ghi nhãn sản phẩm chống nắng. Điều này bao gồm hướng dẫn sử dụng, cảnh báo ung thư da và thông tin về khả năng chống nước.

    FDA yêu cầu tất cả các loại kem chống nắng đều phải trải qua quá trình kiểm tra nghiêm ngặt để xác định Hệ số chống nắng (SPF). Chỉ số SPF này phải được dán nhãn rõ ràng trên sản phẩm, cho biết mức độ bảo vệ mà kem chống nắng mang lại chống lại tia UVB. Quá trình thử nghiệm đảm bảo rằng tuyên bố về SPF là chính xác và đáng tin cậy. FDA yêu cầu kem chống nắng phải vượt qua một cuộc kiểm tra cho thấy chúng có khả năng chống lại cả tia UVA và UVB.

    Kem chống nắng được cho là có khả năng chống nước phải tuân thủ các nguyên tắc kiểm tra và ghi nhãn của FDA. Quá trình kiểm tra nghiêm ngặt này đảm bảo khả năng bảo vệ đáng tin cậy trong các hoạt động dưới nước. Các sản phẩm này được thử nghiệm để xác định xem chúng duy trì khả năng bảo vệ SPF trong bao lâu khi người dùng bơi lội hoặc đổ mồ hôi. Dựa trên kết quả, sản phẩm có thể được dán nhãn là “Chống nước (40 phút)” hoặc “Chống nước (80 phút)”.

    FDA cũng quản lý các thành phần được sử dụng trong công thức kem chống nắng. Mỗi thành phần hoạt chất phải được phê duyệt và được coi là an toàn khi sử dụng. Ví dụ, các thành phần như oxit kẽm và avobenzone thường được sử dụng vì chúng đã được FDA nghiên cứu và phê duyệt rộng rãi về tính an toàn và hiệu quả trong việc bảo vệ da khỏi tia UV.

    Vân Thảo (T/h)
    https://vietq.vn/ngu-co-gay-xuong-do-lam-dung-kem-chong-nang-nhung-luu-y-an-toan-d233629.html

    Subscribe

    - Never miss a story with notifications

    - Gain full access to our premium content

    - Browse free from up to 5 devices at once

    Latest stories

    spot_img