Thói quen sinh hoạt tưởng nhẹ nhàng như tiết kiệm, sạch sẽ nhưng ẩn chứa nguy cơ gây hại cho sức khỏe, thậm chí là ung thư.
Ngoài yếu tố di truyền, sống và môi trường sống đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành bệnh tật, bao gồm cả ung thư. Một số thói quen sinh hoạt phổ biến cần được điều chỉnh để bảo vệ sức khỏe.
Theo đó, các loại quả như táo, đào, chuối, lê… thường dễ bị hỏng nếu để lâu hoặc không bảo quản trong điều kiện thích hợp. Đôi khi chúng chỉ hỏng một phần, thay vì bỏ đi không ăn, nhiều gia đình chọn cách gọt bỏ phần bị hỏng rồi tiếp tục ăn. Thói quen này đặc biệt nguy hiểm.
Theo Health Sina, khi trái cây bắt đầu bị hỏng, vi khuẩn hay nấm mốc sẽ sinh sôi không ngừng và thẩm thấu vào phần chưa bị hỏng, sinh ra độc tố như aflatoxin. Độc tố này là chất gây ung thư loại I được WHO khuyến cáo. Chúng ta có thể bắt gặp aflatoxin trong các loại ngũ cốc bị nấm mốc như ngô, gạo, đậu phộng,…
Người bệnh hấp thụ aflatoxin qua đường miệng dù chỉ 1 miligam cũng có thể gây ung thư như ung thư gan, ung thư dạ dày, ung thư thận…
Thói quen ăn tối muộn có thể làm gia tăng nguy cơ ung thư.
Bên cạnh đó, theo kết quả nghiên cứu của chuyên gia Tây Ban Nha công bố trên International Journal of Cancer năm 2018, người ăn sau 22h hoặc ngủ ngay sau khi ăn có nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt cao hơn 20% so với nhóm ăn sớm.
Trong nghiên cứu, các nhà khoa học đã theo dõi người mắc ung thư tuyến tiền liệt, ung thư vú và một nhóm đối chứng ngẫu nhiên hơn 2.000 người không bị ung thư. Họ phát hiện khoảng thời gian giữa bữa ăn cuối cùng và giờ đi ngủ càng dài, nguy cơ ung thư càng thấp.
Kết quả này phù hợp với nghiên cứu trước đó của Viện Ung thư Dana-Farber. Các nhà khoa học đã phát hiện ăn uống theo đồng hồ sinh học của cơ thể (từ 17h đến 20h) có thể giúp giảm nguy cơ mắc và tái phát ung thư. Theo Norihiro Sato, bác sĩ phẫu thuật, chuyên gia ung thư người Nhật Bản, ăn tối muộn làm tăng nguy cơ mắc bệnh dạ dày, nhất là ung thư dạ dày. Thói quen này còn dễ gây béo phì, rối loạn nhịp sinh học, suy giảm hệ miễn dịch, là các yếu tố gây ung thư.
Theo các chuyên gia, đa phần ca bệnh ung thư khi được phát hiện đã đến giai đoạn cuối vì người bệnh chỉ đi khám khi có các triệu chứng cụ thể. Việc tầm soát ung thư tổng quát định kỳ giúp phát hiện bệnh ngay cả khi chưa có biểu hiện nào.
Trong bối cảnh ung thư ngày càng gia tăng và trẻ hóa, tầm soát ung thư được xem là phương pháp bảo vệ sức khỏe hiệu quả, nhằm phát hiện ung thư sớm trước khi bệnh có triệu chứng, tăng khả năng điều trị khỏi và cải thiện tiên lượng sống cho bệnh nhân. Mỗi loại ung thư có phương pháp tầm soát khác nhau, được thực hiện ở những người bình thường chưa có triệu chứng bệnh.
Ngày nay, với sự tiến bộ của y học giúp giảm nguy cơ khi tầm soát ung thư, các bác sĩ chuyên môn khuyến nghị mỗi người nên thực hiện tầm soát ung thư định kỳ. Đặc biệt với nhóm người có nguy cơ bị ung thư cao: người hút thuốc lá, người bị các bệnh mạn tính, người có người thân bị ung thư, người béo phì…
Thanh Hiền (t/h)
https://vietq.vn/nguy-co-gay-ung-thu-vi-thoi-quen-sinh-hoat-hang-ngay-d228103.html