20 C
Hanoi
Thứ sáu, Tháng mười hai 20, 2024
More
    HomeTiêu dùng bền vữngNguy cơ ảnh hưởng xấu tới thị lực khi sử dụng kính...

    Nguy cơ ảnh hưởng xấu tới thị lực khi sử dụng kính áp tròng không đúng cách

    Date:

    Related stories

    Hiện nay, vì nhu cầu làm đẹp, nhiều bạn trẻ đã chọn mua kính áp tròng không độ, có màu để đeo. Tuy nhiên, do giá thành cao, phần lớn lại ít chọn mua kính áp tròng chính hãng nhưng khi mua hàng trôi nổi, không đạt chuẩn dễ gây viêm nhiễm mắt cho người đeo.

    Mới đây, em H.Đ. (20 tuổi, sinh viên, ngụ ở Q.Gò Vấp) đến một bệnh viện khám mắt vì khoảng 2 tháng trước đó, mắt phải của Đ. bị cộm, mờ, đỏ. Em Đ cũng đeo kính áp tròng. Em Đ được chẩn đoán viêm giác mạc do vi rút herpes. Dù đã được điều trị nhưng mắt em vẫn mờ và đỏ nhiều hơn. Sau đó em đến Bệnh viện Mắt TP.HCM thì được chẩn đoán là viêm loét giác mạc diễn tiến nặng do đeo kính áp tròng.

    Bác sĩ Lê Thị Kim Chi, phó khoa khúc xạ Bệnh viện Mắt TP.HCM, cho biết hiện nay nhiều bạn trẻ bị cận, loạn… có xu hướng chọn đeo kính áp tròng vì không bị vướng kính khi chơi thể thao, năng động, thẩm mỹ…

    Kính áp tròng ngoài loại không màu, còn có loại có màu cho những người bị cận, loạn… lựa chọn. Ngoài ra vì nhu cầu làm đẹp, nhiều bạn còn chọn mua kính áp tròng không độ, có màu để đeo. Các bạn trẻ ít chọn mua kính áp tròng (lens) chính hãng nhưng khi mua hàng trôi nổi, không đạt chuẩn dễ gây viêm nhiễm mắt cho người đeo. Đã có những trường hợp đeo kính áp tròng bị viêm giác mạc, không điều trị kịp thời dẫn đến viêm loét giác mạc nặng, phải múc bỏ mất mắt.

    Do đó, nên chọn đeo kính áp tròng dùng một lần là tốt nhất. Còn với những người đeo kính áp tròng có thời gian sử dụng dài trong một tuần hoặc một tháng, khi bỏ kính áp tròng ra thì phải ngâm rửa kính cho sạch. Tay, nước máy không sạch, bụi bặm… là những yếu tố làm kính áp tròng dễ bị dơ, dễ gây viêm nhiễm mắt. Ngoài ra, cũng cần lưu ý thời gian đeo kính áp tròng trong ngày càng ít càng tốt vì đeo kính áp tròng nhiều giờ trong ngày sẽ làm khô mắt, có nguy cơ viêm nhiễm mắt nhiều hơn.

    Không được đeo kính áp tròng qua đêm vì ngày hôm sau dễ bị viêm, khô mắt, nguy cơ vi trùng xâm nhập nhiều hơn. Khi đang đeo kính áp tròng mà mắt bị cộm, xốn… cần dừng đeo kính áp tròng, phải đi khám mắt ngay.


    Đeo kính áp tròng càng lâu thì nguy cơ mắc bệnh nhiễm trùng mắt càng cao. Ảnh minh họa

    Theo Tiến sĩ Supriya Samak Sriganesh, Bác sĩ nhãn khoa và Giám đốc điều hành của Bệnh viện Nethradhama Pvt. Ltd (Ấn Độ), đeo kính áp tròng càng lâu thì nguy cơ mắc bệnh nhiễm trùng mắt càng cao. Sử dụng chúng quá lâu có thể làm hỏng biểu mô giác mạc, dẫn đến các vết loét hở và trầy xước giác mạc, điều này khiến thị lực của bạn có thể bị ảnh hưởng, tiếp theo là lây truyền nhiễm trùng”. Ngoài ra, đeo kính áp tròng quá lâu sẽ khiến lưu lượng oxy không đủ đến mắt, còn được gọi là tình trạng thiếu oxy. Điều này có thể dẫn đến tình trạng viêm và khiến thị lực của bạn bị tổn thương vĩnh viễn.

    Tiến sĩ Supriya Samak Sriganesh cho biết, bạn chỉ nên đeo kính áp tròng tối đa từ 5 – 8 tiếng, đây là khoảng thời gian phù hợp để kính áp tròng hoạt động tốt nhất và ngăn ngừa mắt bị khô, đỏ.

    Thời gian chính xác còn phụ thuộc vào một số yếu tố. Chẳng hạn như thương hiệu, mức độ mắt có thể chịu đựng khi tiếp xúc với kính áp tròng, độ khô và mức độ nhạy cảm của mắt. Ngoài ra, nếu mắt bạn cảm thấy khó chịu sau khi đeo kính áp tròng liên tục trong 8 tiếng thì nên thay bằng kính cận để mắt được nghỉ ngơi.

    Kính áp tròng tiếp xúc trực tiếp với mắt nên việc vệ sinh và bảo dưỡng là vô cùng quan trọng. Sau khi đeo kính áp tròng, hãy luôn vệ sinh thật kỹ, không bao giờ sử dụng nước máy vì nước máy không vô trùng. Thay vào đó, hãy rửa sạch kính áp tròng và hộp đựng bằng dung dịch muối vô trùng.

    Những lưu ý mà người dùng kính áp tròng nên thực hiện

    Để đeo kính áp tròng an toàn, bạn nên thực hiện các biện pháp phòng ngừa:

    Rửa tay bằng xà phòng rồi lau khô hoàn toàn trước khi chạm vào kính áp tròng.

    Không đeo kính áp tròng khi bơi, tắm hoặc ở nơi có nước như hồ, sông hoặc biển.

    Rửa sạch và khử trùng kính áp tròng.

    Thay hộp đựng kính áp tròng thường xuyên, ngay cả khi bạn đã vệ sinh đúng cách.

    Không đeo kính áp tròng khi ngủ.

    Khánh Mai (t/h)
    https://vietq.vn/nguy-co-anh-huong-xau-toi-thi-luc-khi-su-dung-kinh-ap-trong-khong-dung-cach-d227233.html

    Subscribe

    - Never miss a story with notifications

    - Gain full access to our premium content

    - Browse free from up to 5 devices at once

    Latest stories

    spot_img