20 C
Hanoi
Thứ sáu, Tháng mười hai 20, 2024
More
    HomeTiêu dùng bền vữngNgười tiểu đường nên và không nên ăn loại thịt nào?

    Người tiểu đường nên và không nên ăn loại thịt nào?

    Date:

    Related stories

    Người mắc bệnh tiểu đường cần tuân thủ một chế độ ăn rất kiêng khem. Do đó loại thịt nào nên ăn và tránh sử dụng cũng là câu hỏi chung của nhiều người.

    Chế độ ăn đóng vai trò quan trọng trong kiểm soát bệnh tiểu đường. Một chế độ ăn đảm bảo cung cấp dinh dưỡng, đủ về số lượng và chất lượng có thể cân bằng đường huyết, đảm bảo tình trạng cân bằng, an toàn khi bị bệnh tiểu đường. Bị bệnh tiểu đường nên và không nên ăn thịt gì là thắc mắc chung của nhiều người.

    Loại thịt được khuyến khích sử dụng với bệnh nhân tiểu đường

    Các loại cá

    Cá là loại thực phẩm rất được khuyến khích bổ sung vào thực đơn của bệnh nhân tiểu đường. Các loại cá ngừ, cá mòi, cá hồi, cá thu rất giàu axit béo Omega 3, không những tốt cho người mắc bệnh tiểu đường mà còn có lợi ích lớn cho sức khỏe tim mạch. Nên chế biến cá ở dạng hấp, súp… không nên chế biến cá bằng cách rán hoặc chiên mỡ.

    Ức gà

    Thịt ức gà là một lựa chọn rất tốt cho bệnh nhân đái tháo đường vì chúng giàu protein để làm giảm sự thèm ăn, lượng chất béo lại tương đối thấp… tiêu thụ phù hợp có thể có tác dụng kiểm soát đường huyết, nhưng cần lưu ý chọn các phương pháp nấu ăn như hấp, luộc thay vì chiên, xào.

    Thịt vịt

    Nếu muốn kiểm soát lượng đường trong máu, thịt vịt có thể là một lựa chọn tuyệt vời. Thịt vịt có hàm lượng dinh dưỡng rất cao, rất giàu protein… nhưng lại có hàm lượng chất béo thấp. Tiêu thụ thịt vịt ở mức độ hợp lý sẽ có tác dụng cải thiện nồng độ lipid máu, cải thiện khả năng hoạt động của insulin, nhờ đó giúp việc kiểm soát đường huyết hiệu quả. Tuy nhiên cần lưu ý rằng khi ăn thịt vịt cần bỏ da.

    Các loại thịt nên hạn chế

    Thịt bò, thịt lợn


    Người mắc bệnh tiểu đường nên lựa chọn các loại thịt phù hợp. Ảnh minh họa

    Các loại thịt đỏ như thịt lợn, thịt bò chứa rất nhiều protein, sắt và vitamin B12. Đây là nguồn dinh dưỡng cần thiết cho người tiểu đường. Tuy nhiên, điều cần lưu ý là nhóm thực phẩm này cũng chứa nhiều chất béo bão hòa – có thể làm tăng nguy cơ biến chứng tim mạch. Vì vậy, các chuyên gia khuyến cáo, người tiểu đường có thể ăn thịt đỏ nhưng nên chọn phần nạc và không ăn quá 300-500g thịt đỏ mỗi tuần. Một số nguồn chất đạm tốt khác bạn có thể tham khảo cho bác sử dụng đan xen với thịt lợn thịt bò là thịt gia cầm bỏ da, cá và các sản phẩm từ đậu đỗ.

    Thịt được tẩm ướp nhiều

    Các loại thịt như thịt hun khói, thịt nướng, thịt tẩm ướp, xúc xích… thường chứa nhiều muối, nhiều đường, axit béo bão hòa, các chất bảo quản. Các loại thịt này sẽ ảnh hưởng đến insulin trong cơ thể, tích mỡ nhiều hơn, vì thế tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

    Nguyên tắc chung về chế độ ăn uống

    Ngoài ra, người bệnh nên tuân theo một số nguyên tắc sau: Chia khẩu phần ăn thành nhiều bữa trong ngày để tránh tình trạng đường huyết tăng đột ngột; ăn uống điều độ, đúng giờ, không nên để tình trạng quá đói, hoặc quá no; Không nên thay đổi quá nhanh và quá nhiều cơ cấu và khối lượng các bữa ăn hàng ngày; cần vận động sau khi ăn, tránh nằm, ngồi một chỗ sau ăn, dành thời gian tập luyện thể dục thể thao để đảm bảo sức khỏe, hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường.

    Thu Phương ((t/h)
    https://vietq.vn/nguoi-tieu-duong-nen-va-khong-nen-an-loai-thit-nao-d194165.html

    Subscribe

    - Never miss a story with notifications

    - Gain full access to our premium content

    - Browse free from up to 5 devices at once

    Latest stories

    spot_img