Thời điểm này các gia đình thường có nhu cầu bảo dưỡng điều hòa, tuy nhiên, để không bị thợ sửa “móc túi”, người tiêu dùng cần tỉnh táo trước những yêu cầu của thợ sửa.
Theo đó, trong quá trình kiểm tra, vệ sinh điều hòa, một số thợ có thể lấy các ly do hỏng hóc để yêu cầu chủ phải chi thêm tiền sửa chữa.
Một số lỗi mà thợ sửa điều hòa thường lấy là dây đồng tiếp gas bị nứt, chất lượng dây đồng kém an toàn nên phải thay thế, van gas hở hoặc tấm vi mạch bị chết, tụ hỏng… Nếu chưa chắc chắn, người tiêu dùng không nên vội vàng đồng ý để thợ sữa chữa, thay mới, tránh mất tiền oan.
Bên cạnh đó, nhiều thợ sửa điều hòa có thể nói khống về chiều dài dây nối, ống dẫn để tăng giá, thu lợi cho bản thân. Đây là chiêu trò được nhiều thợ áp dụng khi thay dây đồng, ống dẫn.
Người tiêu dùng cẩn trọng khi bảo dưỡng điều hòa để không bị thợ “móc túi”.
Ngoài ra, thợ cũng có thể nói giá phụ kiện thay thế cao hơn thực tế để hưởng chênh lệch. Do đó, khi thợ yêu cầu mua thêm ống đồng, dây nối… người tiêu dùng cũng nên kiểm tra kĩ các số đo cần thiết và tham khảo giá ở nhiều nơi trước khi quyết định thay thế bất cứ bộ phận nào.
Gas của điều hòa sẽ còn hoặc hết sạch chứ không thiếu mà cần nạp thêm như nhiều thợ giải thích. Khi điều hòa hết gas, thợ cần tìm ra chỗ bị rò rỉ để xử lý sau đó nạp đầy gas mới. Thông thường quá trình bơm gas cho điều hòa mất khoảng 10 phút. Khi thợ nạp xong gas sẽ dùng mỏ hàn lại dây đồng. Lúc này, người tiêu dùng cần để ý nếu không thợ sẽ làm cẩu thả và một thời gian sau máy lại bị hở gas.
Nam Dương
https://vietq.vn/nguoi-tieu-dung-can-trong-khi-bao-duong-dieu-hoa-de-khong-bi-tho-moc-tui-d200000.html