19 C
Hanoi
Thứ bảy, Tháng mười hai 21, 2024
More
    HomeTiêu dùng bền vữngNgười tiêu dùng cần lưu ý về nội dung hạn sử dụng...

    Người tiêu dùng cần lưu ý về nội dung hạn sử dụng ghi trên nhãn có trong bao bì thực phẩm

    Date:

    Related stories

    Sau khi mua thực phẩm, người tiêu dùng cần phải tuân thủ nguyên tắc hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất; trong đó, tuân thủ hướng dẫn của nhà sản xuất về thời gian và điều kiện bảo quản thực phẩm sau khi mở gói thực phẩm.

    Theo Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế), hạn sử dụng ghi trên nhãn thực phẩm giúp người tiêu dùng biết được thực phẩm có thể được lưu giữ trong bao lâu trước khi bắt đầu hỏng, hoặc không thể ăn được và không nên ăn.

    Cụm từ hạn sử dụng thực phẩm “Sử dụng trước” và “sử dụng tốt nhất trước” ngày được hiểu như thế nào?

    Hạn sử dụng ghi trên nhãn thực phẩm giúp người tiêu dùng biết được thực phẩm có thể được lưu giữ trong bao lâu trước khi bắt đầu hỏng hoặc không thể ăn được và không nên ăn. Thuật ngữ “sử dụng trước-Use by” ngày…” là về an toàn thực phẩm, còn “tốt nhất trước” ngày..” là về chất lượng thực phẩm, không phải là tính an toàn.

    “Sử dụng trước-Use by”…

    Thuật ngữ “sử dụng trước” ngày…” là về an toàn thực phẩm. Thực phẩm có thể sử dụng và an toàn cho đến ngày hạn sử dụng, chứ không phải ngày sau ngày đó. Cụm từ này thường dùng cho những loại thực phẩm có thời hạn an toàn ngắn, dễ hỏng sau ngày hạn sử dụng, ví dụ: như các sản phẩm thịt hoặc các loại salát ăn liền.

    “Sử dụng tốt trước-Best Before” ngày…

    Hạn sử dụng “tốt nhất trước” ngày… là hạn sử dụng về chất lượng tốt nhất của sản phẩm, không phải là về độ an toàn. Thực phẩm vẫn có thể an toàn để ăn sau ngày này nhưng không ở trạng thái ngon nhất. Hương vị và kết cấu của nó có thể không còn ngon như trước. Cụm từ này thường được dùng đối với thực phẩm đông lạnh, đồ khô và đóng hộp. Tuy nhiên, người tiêu dùng nên tránh ăn những thực phẩm hư hỏng và nên sử dụng theo đúng hạn sử dụng ghi trên bao bì thực phẩm.


    Ảnh minh họa

    Lưu ý sau khi sử dụng thực phẩm bao gói đã được mở

    Sau khi mua thực phẩm phải tuân thủ nguyên tắc hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất, hạn ghi nhãn trên bao bì thực phẩm có thể không còn phù hợp nữa. Làm theo hướng dẫn có nhà sản xuất về thời gian và điều kiện bảo quản thực phẩm sau khi mở gói thực phẩm, ví dụ “bảo quản trong tủ lạnh sau khi mở nắp ở nhiệt độ bằng hoặc thấp hơn 40C và dùng hết trong vòng 7 ngày”.

    Cục An toàn thực phẩm cũng lưu ý về việc sử dụng thực phẩm sau khi bao gói đã được mở. Theo đó, sau khi mua thực phẩm, phải tuân thủ nguyên tắc hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất; trong đó, tuân thủ hướng dẫn của nhà sản xuất về thời gian và điều kiện bảo quản thực phẩm sau khi mở gói thực phẩm, ví dụ: “bảo quản trong tủ lạnh sau khi mở nắp ở nhiệt độ bằng hoặc thấp hơn 4 độ C và dùng hết trong vòng 7 ngày”.

    Một vài thuật ngữ thay thế cho exp trên hàng hóa

    Bên cạnh exp, hạn sử dụng còn có thể được biểu diễn bằng các thuật ngữ khác có cùng ý nghĩa như:

    – BBE/BE (viết tắt cho Best before end date): Đây cũng là cách viết hạn sử dụng hợp pháp được thay thế cho exp. Theo đúng ý nghĩa của cụm từ này là thời hạn cuối cùng để sử dụng mà sản phẩm còn giữ và đảm bảo được chất lượng.

    – PAO ( viết tắt cho Period After Opening): Thông thường hạn sử dụng sẽ được so với mốc thời gian là ngày sản xuất. Còn PAO là hạn sử dụng được tính từ ngày mở nắp. Đây là hạn sử dụng quan trọng và phổ biến đối với sản phẩm là các loại mỹ phẩm chăm sóc da, trang điểm. Ví dụ: PAO 10M có nghĩa là thời hạn an toàn để sử dụng sản phẩm là 10 tháng tính từ ngày mở nắp.

    Quy định về cách ghi hạn sử dụng trên bao bì sản phẩm

    Các điều kiện đối với việc ghi và in hạn sử dụng trên sản phẩm được quy định rõ tại Điều 14 Nghị định 43/2017/NĐ-CP như sau:

    – Hạn sử dụng của hàng hóa phải được ghi theo thứ tự ngày, tháng, năm tính theo lịch dương. Các trường hợp ghi exp theo thứ tự khác cần có chú thích bằng tiếng Việt giải thích thứ tự đó.

    – Phải ghi các số chỉ ngày, tháng, năm bằng số có hai chữ số, số chỉ năm được phép ghi bằng bốn chữ số. Phải ghi các số chỉ ngày, tháng, năm có cùng một mốc thời gian trên cùng một dòng.

    – Hạn sử dụng phải được ghi đầy đủ bằng chữ hoặc “hạn dùng” trên nhãn. Có thể ghi tắt bằng chữ in hoa là: “HSD”, “HD”;

    – Trường hợp hàng hóa bắt buộc phải ghi ngày sản xuất và hạn sử dụng theo quy định tại Phụ lục I của Nghị định này mà nhãn hàng hóa đã ghi ngày sản xuất thì hạn sử dụng được phép ghi là khoảng thời gian kể từ ngày sản xuất và ngược lại nếu nhãn hàng hóa đã ghi hạn sử dụng thì ngày sản xuất được phép ghi là khoảng thời gian trước hạn sử dụng.

    – Đối với hàng hóa được san chia, sang chiết, nạp, đóng gói lại phải thể hiện ngày san chia, sang chiết, nạp, đóng gói lại và hạn sử dụng phải được tính từ ngày sản xuất được thể hiện trên nhãn gốc.

    Khánh Mai (t/h)
    https://vietq.vn/nguoi-tieu-dung-can-luu-y-ve-noi-dung-han-su-dung-ghi-tren-nhan-co-trong-bao-bi-thuc-pham-d220447.html

    Subscribe

    - Never miss a story with notifications

    - Gain full access to our premium content

    - Browse free from up to 5 devices at once

    Latest stories

    spot_img