Theo Ủy ban An toàn Sản phẩm Tiêu dùng Mỹ (CPSC), nhiều người bị thương do máy chạy bộ hơn bất kỳ thiết bị tập thể dục nào khác. Cơ quan này cho biết hơn 22.000 ca chấn thương do máy chạy bộ dẫn đến phải nhập viện cấp cứu vào năm 2019.
Máy chạy bộ là một trong những thiết bị tập thể dục phổ biến nhất, cả ở phòng gym và tại nhà. Tuy nhiên, máy chạy bộ có thể gây nguy hiểm. Theo Ủy ban An toàn Sản phẩm Tiêu dùng Mỹ (CPSC), nhiều người bị thương do máy chạy bộ hơn bất kỳ thiết bị tập thể dục nào khác. Cơ quan này cho biết hơn 22.000 ca chấn thương do máy chạy bộ dẫn đến phải nhập viện cấp cứu vào năm 2019.
Các chấn thương điển hình bao gồm trượt, bong gân và căng cơ. Máy chạy bộ cũng có thể gây bỏng nặng, chấn động, gãy xương và thậm chí tử vong, mặc dù trường hợp này rất hiếm xảy ra.
Clark Stevenson, chủ sở hữu của Treadmill Doctor – một công ty sửa chữa máy chạy bộ có trụ sở tại Memphis, Tennessee – cho biết: “Có đủ loại nguy hiểm với máy chạy bộ, bởi vì chúng là máy móc”. Trẻ em và thú cưng đặc biệt dễ bị chấn thương vì máy chạy bộ tại nhà.
Đáng chú ý, CPSC đã đưa ra cảnh báo khẩn cấp cho người tiêu dùng hồi tháng 4/2021 về việc ngừng sử dụng máy Peloton Tread+ sau khi một đứa trẻ bị mắc kẹt bên dưới máy và tử vong.
Dana Noffsinger – y tá tại Bệnh viện Nhi đồng Toàn quốc ở Columbus, Ohio (Mỹ), anh và một đồng nghiệp đã thực hiện một nghiên cứu về tình trạng bỏng do máy chạy bộ ở trẻ em được điều trị tại bệnh viện. Nghiên cứu được anh thực hiện vào năm 2017, được công bố trên Tạp chí Nghiên cứu & Chăm sóc Vết bỏng, cho thấy vết bỏng do máy chạy bộ nghiêm trọng hơn vết bỏng do chạm vào bếp nóng. Các vết bỏng thường xảy ra khi một đứa trẻ đặt tay lên máy chạy bộ đang vận hành và sau đó bị mắc kẹt khi máy tiếp tục chạy.
Noffsinger nói: “Điều khiến chúng tôi ám ảnh nhất là những vết bỏng do máy chạy bộ thường rất sâu và khó lành. Có những bệnh nhân có vết thương sâu đến mức bạn có thể nhìn thấy xương và gân lộ ra ngoài, điều mà chúng tôi không thấy ở các vết bỏng khác”. Ngay cả sau khi lành, vết bỏng do máy chạy bộ vẫn có nguy cơ để lại sẹo đáng kể, có thể hạn chế chức năng của bàn tay trong suốt quãng đời còn lại của bệnh nhân.
Theo CPSC, nhiều người bị thương do máy chạy. Ảnh minh họa
Khi bạn sử dụng máy chạy bộ tại nhà, hãy đảm bảo có nhiều khoảng trống phía sau máy. Nếu bị ngã, bạn sẽ cần một khoảng cách an toàn để tiếp đất. Trong khi nhiều nhà sản xuất cho biết bạn chỉ cần khoảng trống 3-4 feet, các chuyên gia tại Mỹ khuyến nghị khoảng cách cần thiết là 6 feet (1,8m). Việc bảo quản dây đai theo khuyến nghị của nhà sản xuất và giữ cho máy sạch sẽ cũng rất quan trọng, và không bao giờ sử dụng máy chạy bộ khi có trẻ em hoặc thú cưng ở trong phòng.
Mặc dù không có khuyến nghị về độ tuổi nhất định cho việc sử dụng máy chạy bộ, nhưng trẻ em từ 12 tuổi trở lên là đủ nhận thức để có thể dùng máy chạy bộ một cách an toàn mà không cần sự giám sát của người lớn.
Dù bạn ở độ tuổi nào, đừng lạm dụng máy chạy bộ nếu bạn chưa quen với việc sử dụng máy. Cơ thể bạn sẽ cần thời gian để thích nghi với hình thức tập luyện này. Mặc dù tương tự như đi bộ hay chạy bộ ngoài trời, nhưng việc tập luyện trên máy chạy bộ không hoàn toàn giống do có dây đai chuyển động.
Khánh Mai (t/h)
https://vietq.vn/nguoi-tieu-dung-can-luu-y-nhung-bien-phap-an-toan-khi-su-dung-may-chay-bo-d219186.html