17 C
Hanoi
Thứ năm, Tháng mười hai 12, 2024
More
    HomeTiêu dùng bền vữngNgủ gần các thiết bị điện tử có thể khiến bạn tăng...

    Ngủ gần các thiết bị điện tử có thể khiến bạn tăng cân

    Date:

    Related stories

    Nghiên cứu được công bố trên tạp chí y khoa JAMA Internal Medicine đã chỉ ra rằng việc ngủ gần các thiết bị điện tử có thể khiến bạn tăng cân.

    Nghiên cứu cho biết ánh sáng nhân tạo vào ban đêm phát ra từ điện thoại, tivi và các thiết bị điện tử khác có thể khiến mọi người có nguy cơ tăng cân, đặc biệt là phụ nữ.

    Theo Viện Y tế Quốc gia Mỹ (NIH), nơi tài trợ cho nghiên cứu, đây là lần đầu tiên các nhà khoa học tìm thấy mối liên hệ giữa việc tiếp xúc với ánh sáng nhân tạo vào ban đêm khi ngủ và nguy cơ tăng cân ở phụ nữ.

    Hơn 43.000 phụ nữ ở Hoa Kỳ trong độ tuổi từ 35 đến 74 đã được quan sát trong nghiên cứu. Một trong những yếu tố được các nhà nghiên cứu chỉ ra là ánh sáng có thể ức chế hormone melatonin khi ngủ và phá vỡ nhịp sinh học của mọi người, đó là lý do việc tăng cân có thể xảy ra.

    Các nhà khoa học gợi ý rằng phụ nữ nên tạo ra một môi trường ngủ lành mạnh bản thân bằng cách sử dụng các vật dụng như mặt nạ che mắt. Mọi người cũng nên tắt tất cả các thiết bị điện tử trong phòng ngủ để tránh ánh sáng của bất kỳ thiết bị điện tử này.

    “Giấc ngủ là một vấn đề quan trọng ở đất nước của chúng ta. Đó là một nhu cầu y tế ngang tầm với thực phẩm và thể lực”, các nhà khoa học Mỹ nhấn mạnh.

    Để chuẩn bị tốt cho một giấc ngủ với các loại máy móc hiện đại vây quanh như hiện nay, người dùng có thể tham khảo cách làm dưới đây.

    Giảm độ sáng màn hình khi chiều muộn

    Một trong những lý do lớn nhất khiến con người mất ngủ hiện nay là ánh sáng xanh dương phát ra từ màn hình điện tử mà họ thường nhìn vào mỗi ngày. Từ điện thoại, máy tính, máy tính bảng và ngay cả với TV đều phát ra ánh sáng xanh, thứ sẽ “lừa” não bộ rằng thời gian lúc này vẫn là ban ngày. Khi điều này kéo dài sẽ tác động xấu tới nhịp sinh học của mỗi người. Do vậy, việc cài giờ cho bộ lọc ánh sáng xanh trên thiết bị điện tử cá nhân (ví dụ chế độ Night Shift trên điện thoại) sẽ giúp giảm lượng ánh sáng mà mắt nhìn thấy sau thời điểm mặt trời lặn. Đây cũng là giai đoạn được các chuyên gia khuyến cáo nên bắt đầu bật bộ lọc để màn hình có tông màu ấm hơn. Nếu trong gia đình sử dụng bóng đèn thông minh, người dùng có thể cài đặt chế độ tương tự. Tầm hoàng hôn trở đi, hãy giảm thiểu thời gian nhìn vào màn hình, đồng thời hạ sáng các loại đèn trong nhà, chuyển sang các tông màu ấm.

    Bật nhạc để ngủ

    Nhiều người có thói quen giải trí vào tối khuya, thường bằng cách xem video hay chơi game trên thiết bị di động. Hãy từ bỏ để mắt có thêm thời gian nghỉ ngơi. Thay vì sử dụng điện thoại, hãy ra lệnh cho chiếc loa thông minh trong nhà tự bật một vài bài hát, kênh radio hay đọc sách điện tử.

    Sử dụng âm thanh trắng

    Âm thanh trắng (hay tiếng ồn trắng – White Noise) là dạng âm thanh tạo ra bằng cách kết hợp nhiều âm với tần số khác nhau lại nhằm mục đích phục vụ cuộc sống. Khi kết thúc một ngày làm việc và cơ thể đã mệt mỏi, sẵn sàng chìm vào giấc ngủ, hãy dùng loa thông minh như một máy phát âm thanh trắng. Có rất nhiều loại tiếng ồn trắng mà các mẫu loa thông minh được lập trình để chơi như tiếng thiên nhiên, thành thị hay các âm nhẹ nhàng, thư giãn. Việc ra lệnh cũng rất đơn giản, chỉ cần nói “Bật âm thanh mưa rơi” chẳng hạn, thiết bị sẽ tự phát theo yêu cầu của người dùng. Bên cạnh đó, thiết bị còn có khả năng hẹn giờ ngừng chơi nhạc, ví dụ yêu cầu loa tự tắt sau 20 phút hay 45 phút…

    Bỏ điện thoại ngoài khu vực phòng ngủ

    Đồng hồ báo thức bị “thất sủng” vì nhiều người có thói quen cài hẹn giờ trên điện thoại để dậy vào mỗi buổi sáng. Ngay sau khi tỉnh giấc với chiếc điện thoại trong tay, người ta có thể kiểm tra mọi thông báo đã bỏ lỡ sau một đêm hay đọc vài tin ngay trên giường. Nếu là người áp dụng loa thông minh để ngủ tốt hơn như các hướng dẫn trên, bạn có thể tiến hành một bước xa hơn: bỏ điện thoại ra chỗ khác, dùng loa thông minh thay cho đồng hồ báo thức. Việc bỏ điện thoại ở ngoài không gian nghỉ ngơi không chỉ hạn chế một thiết bị sử dụng sóng mà còn giảm bớt máy giải trí trước khi đi ngủ, bởi không ít người thích lướt web, đọc mạng xã hội tới khi mệt mỏi mới chịu yên giấc.

    Theo dõi giấc ngủ

    Ngủ đủ không khó, cái khó là ngủ chất lượng. Và với thiết bị công nghệ hiện nay, con người không chỉ biết được mình đã ngủ bao lâu đêm qua, mà còn biết giấc ngủ sâu hay nông ra sao, theo dõi và lưu lại để so sánh kết quả… Việc này được thực hiện với sự giúp đỡ của các công cụ đeo tay thông minh có sử dụng cảm biến đo nhịp tim. Hãy đeo thiết bị lên tay trước khi ngủ, phần còn lại sẽ được thực hiện hoàn toàn tự động. Qua một đêm, máy sẽ hiển thị kết quả cho thấy đêm qua chủ nhân đã ngủ sâu được trong bao lâu, thời gian ngủ kéo dài từ lúc nào và liệu có phút nào chập chờn? Nếu không thích đeo gì, các loại cảm biến gắn giường sẽ là phương án thay thế hữu dụng.

    Tự động điều chỉnh nhiệt độ phòng

    Nhiệt độ quá lạnh hay quá nóng đều gây khó ngủ. Để giải quyết vấn đề này, thiết bị điều chỉnh nhiệt độ thông minh sẽ là lựa chọn tối ưu, người dùng có thể cài lịch để máy hoạt động theo giờ ngủ. Kết hợp sản phẩm này với việc giảm ánh sáng từ đèn sẽ giúp người dùng biết thời điểm nào thích hợp để đi ngủ và có thể yên tâm chìm vào giấc mộng mà không lo lắng chuyện nhiệt độ.

    Dậy như thói quen tự nhiên

    Cách nhanh nhất để “đập vỡ” một giấc ngủ sâu là dùng các âm thanh ồn ào với âm lượng lớn để làm báo thức. Để thức dậy một cách yên bình, tự nhiên hơn, hãy để báo thức ở mức nhẹ nhàng, kết hợp với các bóng đèn thông minh gần giường ngủ. Khi tới giờ phải dậy, người dùng sẽ từ từ cảm nhận căn phòng dần sáng lên với tiếng báo thức đang tăng lên chậm rãi.

    Tránh ngủ bù

    Sau một vài đêm thức khuya để hoàn thành công việc hay chuẩn bị cho kỳ thi sắp tới, cơ thể sẽ rơi vào hiện tượng thèm ngủ. Nhiều người có thói quen thức dậy thật trễ vào tận trưa hôm sau cho cơn ngủ bù, hoặc thậm chí là ngủ bất kể giờ giấc vào dịp cuối tuần với suy nghĩ trả lại thời gian nghỉ ngơi cho cơ thể. Nhưng thực tế điều này càng khiến vấn đề tệ hơn. Việc ngủ bù dễ tạo thành phản xạ không theo giờ giấc cố định và rất khó để thay đổi. Cách tốt nhất là chỉ ngủ thêm một hoặc hai tiếng mỗi ngày so với thời gian thường thức giấc, cho tới khi cảm thấy cơ thể trở lại trạng thái bình thường. Nói cách khác, hãy đi ngủ sớm hơn thường lệ và dậy trễ hơn một chút.

    Tuân thủ nhịp sinh học

    Cơ thể có nhịp sinh học tự nhiên, giúp não bộ “hiểu” rằng cần thức dậy khi bình minh và nghỉ ngơi cách thời gian hoàng hôn vài tiếng đồng hồ. Nhưng ánh sáng xanh và bật đèn trên trần nhà có thể ảnh hưởng tới nhịp sinh học khi ánh sáng nhân tạo đánh lừa não bộ về thời gian ban ngày. Vì thế các chuyên gia khuyên không nên xem TV hay dùng điện thoại trước khi đi ngủ. Nếu nhịp sinh học bị thay đổi và cảm thấy khó trở lại được như cũ, hay dành thời gian cuối tuần gần thiên nhiên. Việc rời xa công nghệ và hoạt động dựa theo ánh sáng tự nhiên sẽ giúp khắc phục vấn đề.

    Dùng máy lọc không khí, điều chỉnh độ ẩm

    Nếu thức dậy với cái miệng khô khốc, môi nứt nẻ hay mũi khò khè, chứng tỏ độ ẩm trong căn phòng quá thấp. Một thiết bị điều chỉnh độ ẩm sẽ giúp đưa thêm hơi nước vào không khí, không chỉ giúp điều chỉnh nhiệt độ phòng cho mát hơn mà còn giúp giữ ẩm cho da và các cơ quan khác khi ngủ. Tương tự, bụi ẩm trong phòng cao, đặc biệt với những người nuôi thú cưng, cũng ảnh hưởng tới mũi. Dù là độ ẩm hay không khí, nguyên nhân nào cũng tác động tới chất lượng của giấc ngủ đêm.

    Theo Ngaynay/Thanhnien (17/6/2019)

    Subscribe

    - Never miss a story with notifications

    - Gain full access to our premium content

    - Browse free from up to 5 devices at once

    Latest stories

    spot_img