21 C
Hanoi
Thứ năm, Tháng mười hai 19, 2024
More
    HomeTiêu dùng bền vữngNgộ độc thuốc hạ sốt khi mắc sốt xuất huyết, cách nào...

    Ngộ độc thuốc hạ sốt khi mắc sốt xuất huyết, cách nào phòng ngừa hiệu quả?

    Date:

    Related stories

    Khi mắc sốt xuất huyết nhiều người thường lạm dụng thuốc hạ sốt, thuốc giảm đau. Theo các bác sĩ, điều này vô cùng nguy hiểm vì có thể gây ngộ độc.

    Hiện nay tình trạng bệnh nhân sốt xuất huyết vẫn không ngừng tăng ở khắp các tỉnh thành trong cả nước. Đối với bệnh nhân sốt xuất huyết thường không có thuốc điều trị cố định.

    Đến nay, bệnh nhân mắc chứng sốt xuất huyết được phân ra theo từng mức độ nhiễm bệnh. Với bệnh nhân nhẹ có thể điều trị ngoại trú, những tình huống nghiêm trọng mới cân nhắc điều trị ngoại trú. Chính vì thế, hầu hết bệnh nhân mắc bệnh sốt xuất huyết sẽ được chỉ định riêng và kê đơn thuốc dựa theo nguyên nhân mắc bệnh.

    Vi-rút gây bệnh sốt xuất huyết không có thuốc đặc trị để tiêu diệt. Do vậy, mục tiêu điều trị được hướng đến là dùng thuốc giảm nhẹ các triệu chứng nguy hiểm. Bệnh nhân sẽ được nâng cao sức khỏe miễn dịch trong thời gian điều trị, chống lại vi-rút gây bệnh cho cơ thể. Nếu bệnh nhân không thể uống Oresol, bác sĩ sẽ chỉ định truyền dịch để bổ sung. Truyền dịch tuy không quá phức tạp nhưng nên được thực hiện dưới theo dõi của bác sĩ và điều dưỡng viên.

    Với biểu hiện đau nhức khó chịu và sốt cao, bệnh nhân sẽ được chỉ định dùng thuốc hạ sốt và giảm đau để cải thiện. Paracetamol là lựa chọn phổ biến cho tình trạng này. Đây là thuốc không kê đơn dễ dàng sử dụng và khá phổ biến cho mọi lứa tuổi. Tuy nhiên trong vài ngày đầu tiên khi bị sốt xuất huyết, người bệnh thường sốt cao liên tục, đau đầu, đau người dữ dội… nhiều người đã tự ý tăng liều hoặc dùng nhiều lần thuốc hạ sốt giảm đau paracetamol, dẫn tới tăng men gan, tổn thương gan.


    Cẩn trọng khi dùng thuốc hạ sốt khi mắc sốt xuất huyết. Ảnh minh họa

    Nguy hiểm tiềm ẩn khi sử dụng quá liều thuốc hạ sốt của người mắc bệnh sốt xuất huyết

    Paracetamol hay acetaminophen (Tylenol) là thuốc giảm đau, hạ sốt được dùng cho người bệnh sốt xuất huyết. Thuốc giúp hạ sốt và làm dịu cơn đau đầu, đau mình mẩy… Thuốc được dùng với liều 10-15mg/kg/lần, tối đa 4-6 lần/ngày, không quá 60mg/kg/24 giờ. Khi làm theo hướng dẫn trên nhãn (chai) thuốc, thuốc sẽ rất hữu ích và an toàn, và nhìn chung nó không gây khó chịu cho dạ dày như các loại thuốc giảm đau khác. Tuy nhiên, nhiều người thấy sốt không hạ nhiều, đã tăng liều paracetamol hoặc dùng nhiều hơn số lần khuyến cáo trong ngày đã dẫn tới tăng men gan (tổn thương gan). Trong trường hợp nghiêm trọng, có thể gây suy gan.

    Nếu chỉ số men gan tăng nhẹ từ 1-2 lần so với giới hạn bình thường thì cơ thể của người bệnh chưa nhận thấy những triệu chứng rõ rệt (chỉ được phát hiện qua xét nghiệm máu). Song, nếu chỉ số men gan tăng hơn 5 lần thì các triệu chứng điển hình của men gan cao sẽ thấy rõ.

    Ngay sau khi dùng quá liều paracetamol có thể không có triệu chứng trong vài giờ. Sau khoảng thời gian đầu tiên này, có thể xuất hiện các triệu chứng như: Buồn nôn; Nôn; Cảm thấy không khỏe; Chán ăn, ăn không ngon; Đau bụng; Tiêu chảy.

    Vào thời điểm nhận thấy có điều gì đó không ổn, gan có thể đã bị tổn thương nghiêm trọng. Do đó, khi có dấu hiệu nghi ngờ ngộ độc paracetamol, cần phải được điều trị sớm, trước khi các triệu chứng xảy ra, sẽ giúp người bệnh có thể hồi phục mà không gặp vấn đề sức khỏe lâu dài. Nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến suy gan.

    Cách phòng ngừa ngộ độc paracetamol như thế nào?

    Paracetamol được tìm thấy trong hơn 600 loại thuốc kê đơn và không kê đơn (OTC), bao gồm thuốc trị dị ứng, thuốc cảm, siro ho, thuốc trị đau đầu… Không bao giờ kết hợp các loại thuốc khác nhau nếu cả hai loại thuốc đều chứa paracetamol. Ví dụ, không nên dùng chung paracetamol với codein và thuốc cảm có chứa paracetamol.

    Trước khi dùng thuốc cần đọc kỹ nhãn sản phẩm và hướng dẫn sử dụng thuốc. Không dùng nhiều hơn chỉ dẫn, ngay cả khi bạn vẫn còn đau hoặc cảm thấy không khỏe. Khi bạn tuân thủ liều khuyến cáo, cũng không nên dùng paracetamol quá 10 ngày để giảm đau hoặc 3 ngày nếu bị sốt. Trong trường hợp cảm thấy vẫn không ổn, cần đi khám.

    Bất kỳ ai đang dùng thuốc có chứa paracetamol không nên dùng đồ uống có cồn. Nếu uống nhiều hơn 3 ly rượu mỗi ngày hoặc bị bệnh gan, hãy hỏi bác sĩ trước khi dùng bất cứ thuốc gì có chứa paracetamol. Bởi trong những trường hợp này, ngay cả liều khuyến cáo cũng có thể khiến gan bị tổn thương nhiều hơn.

    An Dương (T/h)
    https://vietq.vn/canh-bao-ngo-doc-thuoc-ha-sot-khi-mac-sot-xuat-huyet-cach-phong-ngua-hieu-qua-d205598.html

    Subscribe

    - Never miss a story with notifications

    - Gain full access to our premium content

    - Browse free from up to 5 devices at once

    Latest stories

    spot_img