20 C
Hanoi
Thứ bảy, Tháng mười một 23, 2024
More
    HomeTiêu dùng bền vữngNâng cao chất lượng khắc phục "nạn đói tiềm ẩn" về vi...

    Nâng cao chất lượng khắc phục “nạn đói tiềm ẩn” về vi chất

    Date:

    Related stories

    Tình trạng thiếu vi chất còn được gọi là “nạn đói tiềm ẩn” vì nó diễn ra một cách từ từ, âm thầm mới biểu hiện ra ngoài. Đây là vấn đề chúng ta cần quan tâm để đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng, vi chất cho sự phát triển của con người.

    Theo điều tra của Viện Dinh dưỡng quốc gia năm 2019-2020, trên toàn quốc có đến 60% trẻ dưới 5 tuổi thiếu kẽm và cứ 3 trẻ thì có 1 trẻ thiếu sắt, đặc biệt, thiếu kẽm thường đi đôi thiếu sắt và ngược lại. Nghiên cứu của Tổ chức Dinh dưỡng Đông Nam Á cũng cho biết, bữa ăn hằng ngày của trẻ em Việt Nam thiếu đến 50% nhu cầu vi chất, điển hình là kẽm và sắt.

    Còn theo PGS.TS Trương Tuyết Mai, Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia, sau 7 năm thi hành Nghị định 09, tỷ lệ hộ gia đình sử dụng muối i-ốt trong cộng đồng đạt chuẩn đã giảm. Trong đó, tỷ lệ trẻ em trên cả nước sử dụng i-ốt mức nguy cơ ở cận dưới khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO). Ngoài ra, tỷ lệ sử dụng i-ốt không đạt so với khuyến cáo của WHO còn có trong nhóm phụ nữ có thai, phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ (chỉ đạt được gần một nửa) và hộ gia đình chỉ đạt 27%, trong khi khuyến cáo của WHO là 90%. Tương tự, chúng ta đang ở mức độ khá nặng về thiếu kẽm, vitamin A trên quần thể.


    Ảnh minh họa

    Tình trạng thiếu vi chất còn được gọi là “nạn đói tiềm ẩn” vì nó diễn ra một cách từ từ, âm thầm, dần dần mới biểu hiện ra ngoài. Đây là vấn đề chúng ta cần quan tâm để đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng, vi chất cho sự phát triển của con người.

    Đề cập đến việc thiếu hụt vi chất dinh dưỡng gây ra một số vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, Tiến sĩ, bác sĩ Juliawati Untoro, Khoa Dinh dưỡng và An toàn thực phẩm, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết, thiếu hụt i-ốt gây ra tình trạng bướu cổ, suy giáp, suy giảm nhận thức, chậm phát triển và đần độn. Ngoài ra, thiếu máu do thiếu sắt sẽ khiến cơ thể mệt mỏi, suy nhược, suy giảm chức năng nhận thức, chậm phát triển ở trẻ; đồng thời, giảm khả năng lao động và năng suất, tăng nguy cơ sinh non và trẻ nhẹ cân.

    Bên cạnh đó, thiếu kẽm gây chậm phát triển, suy giảm chức năng miễn dịch, rụng tóc, tiêu chảy, vết thương chậm lành và suy giảm nhận thức. Thiếu vitamin A gây ra tình trạng quáng gà, khô mắt, dễ mắc bệnh nhiễm trùng và tử vong cao hơn.

    Trước thực tế đó, nhiều ý kiến của các chuyên gia đề nghị, dự thảo sửa đổi Nghị định 09 không thay đổi Khoản 1 Điều 6, đó là cần phải tiếp tục thực hiện tăng cường i-ốt vào muối dùng để ăn trực tiếp và muối dùng trong chế biến thực phẩm; tăng cường sắt, kẽm vào bột mỳ, vitamin A vào dầu ăn để bảo đảm phòng, chống thiếu hụt vi chất trên cộng đồng, góp phần thực hiện các mục tiêu Chiến lược quốc gia về dinh dưỡng đến năm 2030, tầm nhìn 2045.

    TS Loland Kupka, Cố vấn dinh dưỡng khu vực, Văn phòng UNICEF khu vực Đông Á và Thái Bình Dương cũng đưa ra khuyến nghị, cần bắt buộc tăng cường vi chất dinh dưỡng vào dầu ăn, bột mì và muối để giải quyết tình trạng thiếu hụt vitamin và khoáng chất hiện đang phổ biến ở Việt Nam.

    Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên cho biết, WHO đánh giá Việt Nam nằm trong nhóm 26 nước thiếu hụt i-ốt, vì vậy, rất cần có biện pháp can thiệp trong cộng đồng, bảo đảm người dân không bị thiếu hụt vi chất dinh dưỡng.

    Theo TS.Trần Anh Dũng, Viện trưởng Viện Chiến lược và Chính sách y tế phân tích, phương án bắt buộc tăng cường các vi chất vào muối và bột mì là phương án mang lại nhiều lợi ích hơn phương án khuyến khích, đáp ứng đòi hỏi của thực tiễn, giảm nhanh tình trạng thiếu hụt vi chất dinh dưỡng một cách đáng báo động ở cấp độ cộng đồng ở nước ta.

    Khánh Mai (t/h)
    https://vietq.vn/sua-doi-bo-sung-mot-so-dieu-quy-dinh-kiem-soat-dua-cac-vi-chat-vao-thuc-pham-d226303.html

    Subscribe

    - Never miss a story with notifications

    - Gain full access to our premium content

    - Browse free from up to 5 devices at once

    Latest stories

    spot_img