18 C
Hanoi
Thứ năm, Tháng mười hai 19, 2024
More
    HomeTiêu dùng bền vữngMỹ phẩm chứa hóa chất DMDM Hydantoin có thể gây hại não...

    Mỹ phẩm chứa hóa chất DMDM Hydantoin có thể gây hại não và tim

    Date:

    Related stories

    Trong mỹ phẩm, các nhà sản xuất cũng sử dụng các chất bảo quản DMDM hydantoin. Tuy nhiên chất bảo quản này lại có khả năng sản sinh ra phormon gây hại cho người dùng.

    Trong những năm gần đây, ngành công nghiệp mỹ phẩm đã chứng kiến ​​sự tăng trưởng ấn tượng do nhu cầu tăng từ các nền kinh tế đang phát triển. Ngành công nghiệp chăm sóc cá nhân đã tăng lên do sự gia tăng thu nhập khả dụng và tăng nhận thức trong toàn bộ dân số về chăm sóc da, chăm sóc sức khỏe và vệ sinh cá nhân. Đây là một trong những yếu tố chính cho nhu cầu ngày càng tăng của DMDM ​​hydantoin.

    Hóa chất DMDM thuộc họ chất giải phóng formaldehyd có công thức hóa học là C7-H12-N2-O4. Tên hóa học 1,3-bis (hydroxymethyl)-5,5-dimethylimidazolidine-2,4-dione. Đây là một chất lỏng không màu rõ ràng với mùi nhẹ.

    DMDM hydantoin được sản xuất bằng cách phản ứng formaldehyd với dimethylhydantoin ở 84 ° C. Theo FDA 2016, DMDM ​​hydantoin là một trong những hợp chất bảo quản được sử dụng phổ biến nhất trong mỹ phẩm với nồng độ lên tới 1%. Trong các ứng dụng công nghiệp, nó lên tới 2%. Điều đó là nhờ vào việc bất hoạt tuyệt vời coli và staphylococcusaureus. DMDM ​​hydantoin như một chất bảo quản khử trùng cho dầu xả, dầu gội và các sản phẩm hóa học hàng ngày khác.

    DMDM hydantoin ngoài việc sử dụng rộng rãi trong ngành dược phẩm, mỹ phẩm và chăm sóc cá nhân nó còn được sử dụng trong thuốc diệt cỏ, polymer, chụp ảnh màu, chất kết dính, sơn latex, dầu cắt, sáp sàn và mực.

    Dù khá hiệu quả trong việc bảo quản các loại mỹ phẩm tuy nhiên nếu lạm dụng thành phần thì chất này lại đem đến nhiều tác hại cho sức khỏe người dùng mỹ phẩm.


    Chất DMDM Hydantoin có trong mỹ phẩm có nguy cơ gây đột biến, hại tim và não. Ảnh minh họa

    Nguy cơ gây đột biến

    DMDMH dương tính trong một số nghiên cứu về khả năng gây đột biến in vitro tuy nhiên kết quả dương tính được cho là do formaldehyde tự do hình thành trong môi trường thử nghiệm chứ không phải do DMDM hydantoin. Cơ sở để kết luận điều này là vì khi thử nghiệm với formaldehyde cho kết quả dương tính trong cùng các xét nghiệm. Một thí nghiệm khác tiến hành trên DMDM hydantoin tinh khiết thì cho kết quả âm tính.

    Từ góc độ thực nghiệm, không thể gán ngay nguy cơ gây đột biến in vitro cho DMDM hydantoin. Một sản phẩm thủy phân khác là DMH (dimethylhydantoin) không gây đột biến ở những thí nghiệm này.

    Nguy cơ tích lũy trong cơ thể, gây hại tim, não, gan,…

    DMDM Hydantoin được hấp thụ kém qua da và không có bằng chứng về sự tích lũy DMDM hydantoin (hoặc các sản phẩm chuyển hóa của nó) trong cơ thể. DMDM Hydantoin và các chất chuyển hóa của nó được bài tiết ra ngoài chủ yếu qua nước tiểu.

    Đưa DMDM Hydantoin 55% qua ống vào dạ dày chuột thí nghiệm trong vòng 13 tuần liên tiếp. Kết quả, khi kiểm tra tổng thể (trên gan, tim, cơ xương, não, thận) bằng kính hiển vi thì thấy không có tổn thương liên quan đến DMDM Hydantoin, chứng tỏ DMDM hydantoin 55% không gây ra bất kỳ phản ứng độc hại nào trên động vật thử nghiệm. Không có dấu hiệu nào cho thấy DMDM Hydantoin là chất độc với hệ thần kinh.

    Kích ứng da

    Xét nghiệm patch test với mỹ phẩm chứa 0,4% DMDM hydantoin trên da thỏ (bị tổn thương và còn nguyên vẹn) trong khoảng 8 giờ và quan sát. Kết quả, khả năng gây ban đỏ là 0,86/4 điểm (rất nhẹ/ ban đỏ nghiêm trọng) và phù là 2,62 điểm (nhẹ đến trung bình/ phù nặng). Tiếp tục thử nghiệm với kem dưỡng da chứa 0,1% DMDM hydantoin trong 24 giờ và 48 giờ đều thấy nó không gây ra dị ứng cho cả da nguyên vẹn và da đã bị tổn thương.

    Thử nghiệm phơi nhiễm qua da (lặp đi lặp lại trong 28 và 90 ngày) không gây ra tác dụng phụ toàn thân, còn tác động tại chỗ đã được ghi nhận (gồm viêm biểu bì, loét và hoạt tử biểu bì). Tuy nhiên những nghiên cứu này có nhiều điểm không phù hợp và không thể sử dụng để đánh giá rủi ro.

    Một loại kem dưỡng ẩm chứa 0,1% DMDM hydantoin được dùng trong xét nghiệm patch test trên 53 người trong 4 tuần, tiến hành đọc kết quả sau 48 giờ thì kết luận không có phản ứng của da được báo cáo.

    Nghiên cứu lâm sàng trên 14 đối tượng thử nghiệm với 4 loại xà phòng lỏng chứa 0,2% DMDM hydantoin trong 5 ngày, thang điểm từ 0-5 (không kích ứng-ban đỏ rất nặng, phồng da) thì thấy khả năng gây kích ứng lần lượt là 0,56; 0,58; 0,75; 0,42/5 điểm, tức là kích ứng rất nhẹ, không đáng kể.

    Khả năng gây quái thai

    Thử nghiệm dung dịch DMDM hydantoin 55% ở liều 0,0024g/ kg/ ngày trên da lưng thỏ từ ngày 7-18 của thai kỳ không gây ra quái thai, cũng không làm tăng số lượng thai nhi dị dạng trong nhóm thử nghiệm so với nhóm đối chứng.

    Ảnh hưởng đến mắt

    Kem dưỡng ẩm chứa 0,1% DMDM hydantoin được dùng để thử nghiệm khả năng gây kích ứng mắt; lấy 0,1ml chất thử (theo Bộ Pháp điển các quy tắc liên bang) vào mắt của thỏ bạch tạng và quan sát các biểu hiện viêm giác mạc, viêm mống mắt, đỏ kết mạc sau đó 24, 48, 72 giờ. Không ghi nhận phản ứng dương tính của mắt với DMDM hydantoin, kết luận DMDM hydantoin 55% không gây kích ứng mắt.

    Theo nghiên cứu in vitro về khả năng gây kích ứng mắt BCOP (Bovine Corneal Opacity and Permeability Assay- chỉ xác định được thuộc tính kích ứng hoặc ăn mòn nghiêm trọng) thì thấy trong điều kiện của nghiên cứu này, DMDM hydantoin không gây kích ứng hoặc ăn mòn nghiêm trọng cho mắt.

    Độc tính quang học

    DMDM Hydantoin không gây ra phản ứng độc tính quang học hay quang hóa trên tất cả đối tượng tham gia nghiên cứu lâm sàng.

    Dữ liệu an toàn của DMDM Hydantoin

    CIR đã xem xét sự an toàn của formaldehyde trong mỹ phẩm, sản phẩm chăm sóc cá nhân và kết luận nó an toàn với đại đa số người tiêu dùng, ngưỡng an toàn được chấp nhận trong mỹ phẩm là 0,2% formaldehyde tự do trong sản phẩm do độ nhạy cảm của da với formaldehyde. Mặt khác do lượng DMDM hydantoin cần thiết để bảo quản mỹ phẩm là < 0,1% nên người tiêu dùng không thể tiếp xúc với formaldehyde ở quá ngưỡng an toàn 0,2% được.

    DMDM hydantoin được liệt kê trong phụ lục VI, phần 1 (chất bảo quản có thể có trong mỹ phẩm) của Cosmetics Directive of the European Union; có thể được sử dụng trong mỹ phẩm và các sản phẩm chăm sóc cá nhân ở nồng độ tối đa là 0,6%. Nếu nồng độ formaldehyde giải phóng vượt quá 0,05% thì sản phẩm phải được dãn nhãn “contains formaldehyde”.

    DMH dễ phân hủy sinh học và bị phân hủy khá nhanh trong nước, còn formaldehyde có khả năng phân hủy sinh học trong 10 ngày nên có thể khẳng định DMDM Hydantoin là chất bảo quản thân thiện với môi trường, không gây độc cho môi sinh.

    Có thể bạn chưa biết: Formaldehyde đang bị coi là chất gây ung thư ở người, nhưng có một sự thật mà chúng ta phải chấp nhận rằng Formaldehyde cũng là một chất chuyển hóa bình thường của tất cả động vật có vú; con người và những động vật có vú khác thở ra formaldehyde hằng ngày; formaldehyde trong tự nhiên có ở táo, lê; formaldehyde cũng rất cần thiết trong tạo dựng các khối protein quan trọng trong cơ thể.

    Qua đây, ta có thể thấy chất bảo quản DMDM Hydantoin không hề đáng sợ như những gì đồn thổi trên mạng Internet lâu nay. Nên nhớ là tất cả các thành phần trong mỹ phẩm đều có thể trở thành độc hại nếu nhà sản xuất không tuân thủ quy định về nồng độ thích hợp cho nó. DMDM Hydantoin cũng vậy, chỉ cần lượng sử dụng ở ngưỡng cho phép thì hoàn toàn an toàn cho người sử dụng.

    An Dương (T/h)
    http://vietq.vn/my-pham-chua-hoa-chat-dmdm-hydantoin-co-the-gay-hai-nao-va-tim-d188087.html

    Subscribe

    - Never miss a story with notifications

    - Gain full access to our premium content

    - Browse free from up to 5 devices at once

    Latest stories

    spot_img