14 C
Hanoi
Chủ Nhật, Tháng mười hai 22, 2024
More
    HomeTiêu dùng bền vữngMua thịt lợn có dấu hiệu này, chớ có ăn kẻo nhập...

    Mua thịt lợn có dấu hiệu này, chớ có ăn kẻo nhập viện

    Date:

    Related stories

    Nếu thấy thịt lợn có những dấu hiệu này rất có thể bạn đã mua phải lợn bệnh mắc dịch tả Châu Phi.

    Theo Tổ chức Thú y Thế giới (OIE), tả lợn châu Phi là bệnh truyền nhiễm do một loại virus trong máu, dịch bài tiết từ lợn nhiễm bệnh gây ra. Bệnh có đặc điểm lây lan nhanh trên loài lợn, xảy ra ở mọi loại lợn, tỷ lệ chết 100%.

    Dấu hiệu lợn bị bệnh tả châu Phi

    Ở dạng cấp tính, con lợn có thể bị sốt cao nhưng không có triệu chứng đáng chú ý nào trong vài ngày đầu. Sau đó, lợn dần mất đi sự thèm ăn và trở nên chán nản.

    Với con lợn da trắng, các chi có thể chuyển sang màu xanh tím, xuất huyết trên tai và bụng. Chúng run rẩy, thở bất thường, đôi khi ho, đứng không vững. Trong vòng vài ngày sau khi nhiễm trùng, lợn bị hôn mê, sau đó chết.

    Lợn nái mang thai khi nhiễm bệnh sẽ bị sảy thai. Lợn nhiễm trùng nhẹ hơn thì bị giảm cân, có các dấu hiệu viêm phổi, loét da và sưng khớp.

    Mặc dù dịch lợn tả Châu Phi không lây sang người tuy nhiên những con lợn chết trong thời gian đầu thường trông khỏe mạnh không khác gì lợn thường có thể được đưa đi tiêu thụ. Đặc điểm nhận dạng những con lợn chết này vẫn có các vùng đỏ hoặc tím xanh ở các chi, bụng và ngực.

    Khi mổ lợn ra, những con lợn nhiễm dịch tả khi mổ ra sẽ có dịch lẫn máu ở bụng và khoang ngực, toàn bộ nội tạng, cơ thể đều xuất huyết, lá lách phình to, hạch bạch huyết lớn, phổi không bị xẹp (dù đã được mổ trước đó), khí quản dính máu, chứa nhiều bọt, thận xuất huyết, niêm mạc dạ dày loét, ruột tắc và chứa máu.

    Để phân biệt được thịt lợn khỏe mạnh, người dân có thể quan sát bằng mắt thường, sẽ thấy thịt có màu đỏ tươi tự nhiên, mỡ trắng sáng, da không có các đốm hay các vết khác thường. Tuyệt đối không mua thịt có màu lạ như nâu, xám, đỏ thâm, xanh nhạt, nếu chạm tay thấy chảy nhớt thì đó là thịt ôi hoặc đã mắc bệnh.

    Ngoài ra, người dân có thể dùng tay để kiểm tra độ đàn hồi của thịt, nếu thịt bị ngón tay ấn vào không bị lõm, không bị dính, rỉ nước và chắc thì đó là thịt khỏe mạnh. Ngoài ra, thịt lợn khỏe mạnh sẽ có màu da sáng hồng hào, còn lợn nhiễm bệnh sẽ có phần bì lấm chấm xuất huyết, nhão, tai lợn bị tím.

    Nếu chọn lợn làm thực phẩm, người dân nên lưu ý chỉ chọn thịt lợn được chứng minh rõ nguồn gốc, xuất xứ và lợn không bị nhiễm bệnh. Mọi người khi nấu nên tuân thủ ăn chín, uống sôi, không ăn tiết canh hay lợn chưa được chế biến kỹ để tránh mắc bệnh.

    Ăn phải thịt lợn bị dịch tả châu Phi có sao không?

    Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm – Đại học Bách Khoa Hà Nội, người dân không nên quá hoang mang, vì bệnh tả Châu Phi không lây sang người.

    Trường hợp không may ăn phải con lợn nhiễm tả cũng không sao. Do lợn nhiễm bệnh tả Châu Phi khi thịt được nấu chín (luộc, xào, nướng…) ăn vẫn an toàn. Bệnh tả lợn Châu Phi không lây truyền bệnh sang người, khác với lở mồm long móng (gia súc) hoặc H5N của gà.

    “Ăn thịt bị mắc bệnh tả Châu Phi sẽ nguy hiểm trong trường hợp con lợn đã bị chết các vi sinh khác phát triển gây ra những độc tố. Do khi lợn đã chết sẽ phát sinh ra các loại vi khuẩn và bệnh khác không phải là tả lợn. Nếu ăn phải nhẹ có thể bị tiêu chảy do nhiễm khuẩn tiêu hóa, nặng có thể ngộ độc”, PGS.TS Thịnh khuyến cáo.

    Cách chọn thịt lợn tươi ngon và an toàn không mắc bệnh

    PGS.TS Thịnh cho biết, thịt lợn ngon là thịt đang khỏe mạnh thì rất tươi màu sắc miếng thịt hồng tự nhiên, phẫn mỡ trắng.

    Còn thịt con lợn bị bệnh sẽ có màu sắc bất thường. Đặc biệt, với thịt lợn đã chết màu sắc thường nhợt nhạt, tím tái, thâm đen.

    Thịt lợn khi chết đã chết thường có mùi nên rất dễ nhận ra thịt lợn chết bệnh.

    Hiện nay, tình hình dịch tả lợn châu Phi đang diễn biến phức tạp và có nguy cơ lây lan nhanh chóng. Cơ quan Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc tại Việt Nam cũng đã đưa ra nhiều khuyến cáo cho công chúng, người tiêu dùng về việc tiêu thụ thịt lợn, cụ thể:

    – Nấu chín thịt lợn trước khi ăn;

    – Không tới thăm khu chăn nuôi lợn, đặc biệt ở vùng dịch và bị ảnh hưởng;

    – Khi thấy lợn chết, hãy báo cáo cho cán bộ thú y xã hoặc chính quyền địa phương;

    – Không mang lợn hoặc các sản phẩm thịt lợn ra nước ngoài. Nếu mang ra, hãy khai báo hoặc hỏi các cơ quan chức năng trước để trách bị phạt.

    Theo Khoevadep.vn (10/3/2019)

    Subscribe

    - Never miss a story with notifications

    - Gain full access to our premium content

    - Browse free from up to 5 devices at once

    Latest stories

    spot_img