22 C
Hanoi
Thứ sáu, Tháng Một 17, 2025
More
    HomeTiêu dùng bền vữngMối nguy về an toàn thực phẩm đối với rong biển và...

    Mối nguy về an toàn thực phẩm đối với rong biển và thực vật thủy sinh

    Date:

    Related stories

    WHO và FAO đã công bố một báo cáo liên quan đến các mối nguy về an toàn thực phẩm liên quan đến việc tiêu thụ rong biển và thực vật thủy sinh.

    Một báo cáo an toàn thực phẩm mới đã được công bố xác định các mối nguy về an toàn thực phẩm liên quan đến việc tiêu thụ rong biển và các loài thực vật thủy sinh khác.

    Báo cáo đã được Tổ chức Nông lương (FAO) và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) điều tra và được hợp nhất trong cuộc họp chuyên gia chung của FAO-WHO, được tổ chức vào ngày 28 và 29 tháng 10 năm 2022 về vấn đề an toàn rong biển.

    Nhu cầu của người tiêu dùng đối với mặt hàng rong biển

    Sản lượng nuôi trồng rong biển đã tăng khoảng 50% trong 10 năm qua. Nhu cầu về sản phẩm này cho thấy ngành công nghiệp chế biến rong biển toàn cầu ước tính sử dụng từ 10 đến 12 triệu tấn rong biển (trọng lượng đông lạnh) hàng năm.

    Rong biển là món ăn ưa thích của nhiều người tiêu dùng 

    Với việc tiêu thụ rong biển ngày càng phổ biến, việc trồng rong biển được kỳ vọng sẽ tiếp tục phát triển và có thể trở nên quan trọng trong việc ổn định an ninh lương thực. Thị trường rong biển thương mại toàn cầu được dự báo sẽ tăng lên 24,92 tỷ USD vào năm 2028 từ giá trị 15,01 tỷ USD vào năm 2021.

    Trung tâm Xúc tiến Nhập khẩu từ các nước đang phát triển (CBI) tuyên bố rằng rong biển đang “hồi sinh trong ngành công nghiệp thực phẩm”, với nhiều công nhận chất lượng sức khỏe và môi trường rong biển mang lại.

    Về giá trị dinh dưỡng, rong biển có thể là một nguồn cung cấp protein và vitamin dồi dào, bao gồm vitamin A, C, E, B1, B2, B6 và B12. Hơn nữa, rong biển rất giàu khoáng chất, một số được phát hiện là sắt, magiê, kali và iốt.

    Tuy nhiên, báo cáo lưu ý rằng bất chấp sự phổ biến của rong biển, hiện không có tiêu chuẩn Codex (cơ sở dữ liệu về an toàn thực phẩm do Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp thế giới (FAO) và Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cùng nhau xây dựng từ năm 1963) hoặc hướng dẫn cụ thể nào đề cập đến vấn đề an toàn thực phẩm của rong biển.

    Rong biển có đủ an toàn để ăn?

    Báo cáo tổng quan của WHO viết: “Việc tăng cường trồng và sử dụng rong biển được kỳ vọng sẽ là trụ cột thiết yếu của an ninh lương thực bền vững và sớm trở thành một phần không thể thiếu của ngành kinh tế thủy sản”. Tuy nhiên, WHO đã tuyên bố rằng các văn bản pháp luật và hướng dẫn “nhìn chung còn thiếu” khi nói đến sản xuất và sử dụng rong biển.

     Cần có tiêu chuẩn đối với sản phẩm rong biển

    Trước đây, một số mối nguy hóa học, vi sinh vật và vật lý liên quan đến rong biển đã được phát hiện. Điều này có nghĩa là cần sớm có báo cáo an toàn cụ thể nếu rong biển tiếp tục được sử dụng cho các mục đích tiêu dùng.

    Cần phải làm nhiều hơn nữa để ưu tiên sự an toàn của rong biển, đặc biệt là cảnh báo sự hiện diện các mối nguy có trong rong biển. Có rất nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng đến các mối nguy trong thực vật biển: bao gồm loại rong biển, sinh lý của nó, mùa sản xuất, chất thải sản xuất và phương pháp thu hoạch/chế biến.

    Báo cáo nhằm mục đích cung cấp cơ sở để thực hiện các công việc tiếp theo trong điều tra an toàn rong biển, chủ yếu là cung cấp thông tin cho việc xây dựng hướng dẫn tiêu chuẩn Codex đối với mặt hàng rong biển.

    Minh Hằng (theo New Food)
    https://vietq.vn/an-rong-bien-co-an-toan-khong-d204774.html

    Subscribe

    - Never miss a story with notifications

    - Gain full access to our premium content

    - Browse free from up to 5 devices at once

    Latest stories

    spot_img