16 C
Hanoi
Thứ bảy, Tháng mười hai 21, 2024
More
    HomeTiêu dùng bền vữngLý do lựa chọn 3 thực phẩm tăng cường vi chất dinh...

    Lý do lựa chọn 3 thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng tại Việt Nam

    Date:

    Related stories

    Bộ Y tế đang lấy ý kiến về Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 09/2016/NĐ-CP ngày 28 tháng 01 năm 2016 của Chính phủ quy định tăng cường vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm.

    Theo Bộ Y tế, tại Việt Nam, nhiều sản phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng đã được đưa vào thị trường từ lâu như muối tăng cường iốt; bột canh tăng cường iốt; dầu ăn, hạt nêm tăng cường vitamin A; nước mắm, hạt nêm tăng cường sắt; hạt nêm tăng cường kẽm; bột mỳ tăng cường sắt và kẽm…

    Muối và dầu ăn là thực phẩm khá phổ biến và được tiêu thụ đều đặn bởi đại đa số người dân Việt Nam. Việc bổ sung vi chất dinh dưỡng vào muối, dầu ăn tương đối đơn giản, không làm thay đổi tính chất cảm quan của sản phẩm và đã được thử nghiệm thành công. Đặc biệt là việc bổ sung iốt vào muối được triển khai từ năm 1999 theo hướng bắt buộc toàn dân.

    Bột mỳ là thực phẩm không được tiêu thụ phổ biến và đều đặn bởi một lượng lớn người dân tại Việt Nam như gạo nhưng bột mỳ là chất mang tốt nhất, việc bổ sung đơn giản nhất, được sản xuất tập trung và giá thành rẻ nhất trong các ngũ cốc hiện nay. Việc tăng cường sắt, kẽm, axit folic vào bột mỳ đã được thực hiện ở nhiều nước trên thế giới và Việt Nam có thể học hỏi kinh nghiệm từ các nước này.


    Ảnh minh hoạ.

    Bên cạnh đó, lượng tiêu thụ bột mỳ tại Việt Nam đang tăng mạnh. Tổ chức lương thực thế giới (FAO) cho biết, tiêu thụ bột mỳ tăng gấp 3 lần từ năm 1992 đến 2005. Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, tiêu thụ bột mỳ tăng lên mức 1,21 triệu tấn trong năm 2005 và tiếp tục tăng với tỉ lệ 6-9% một năm. Tiêu thụ bột mỳ tăng lên ở tất cả các nhóm dân số theo vùng sinh thái và tình trạng kinh tế xã hội.

    Tăng cường vi chất dinh dưỡng vào gạo đã được thực hiện ở một số nước như Philippines, Mỹ và đạt thành công nhất định nhưng tại Việt Nam, việc sản xuất gạo lại rất nhỏ lẻ, 70% dân số sống ở vùng nông thôn đều sản xuất được gạo, do không sản xuất tập trung nên rất khó thực hiện tăng cường vi chất dinh dưỡng. Tại thời điểm hiện nay việc quy định tăng cường vi chất dinh dưỡng vào gạo tại Việt Nam sẽ không khả thi.

    Việc đưa 04 vi chất dinh dưỡng là: iốt, sắt, kẽm, vitamin A vào quy định dự thảo Nghị định tuy chưa phản ánh đầy đủ các vi chất dinh dưỡng bị thiếu hụt tại cộng đồng nhưng đây là những vi chất thiếu hụt có ý nghĩa cộng đồng tại thời điểm hiện nay và việc tăng cường các vi chất dinh dưỡng này vào thực phẩm được nhiều nước trên thế giới thực hiện sau khi đã đánh giá về độ bền vững, giá thành và sự thành công trong quá trình thực thi.

    Hàm lượng vi chất dinh dưỡng tăng cường vào thực phẩm sẽ được tính toán trong quy chuẩn kỹ thuật quốc gia để đáp ứng khoảng 30% nhu cầu còn thiếu của cơ thể, với lượng rất nhỏ (tính bằng microgam hoặc miligam), cần thiết cho sự tăng trưởng, phát triển và duy trì sự sống cho cơ thể con người. Việc bắt buộc tăng cường vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm dùng cho cộng đồng không làm cho cơ thể người sử dụng dư thừa vi chất dinh dưỡng hoặc gây bệnh do thừa vi chất dinh dưỡng, kể cả đối với người dân sinh sống ở vùng không bị thiếu vi chất dinh dưỡng.

    Tăng cường vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm đã được áp dụng ở nhiều nước từ đầu thế kỷ 20. Tăng cường vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm đã được Trung tâm Copenhagen Consensus 2012 xếp loại là một trong những can thiệp có hiệu quả nhất trong phát triển toàn cầu và là giải pháp đã được các tổ chức như WHO, WFP, UNICEF, FAO, và WB khuyến nghị để thanh toán thiếu vi chất dinh dưỡng.

    Bảo Lâm
    https://vietq.vn/ly-do-lua-chon-3-thuc-pham-tang-cuong-vi-chat-dinh-duong-tai-viet-nam-d223735.html

    Subscribe

    - Never miss a story with notifications

    - Gain full access to our premium content

    - Browse free from up to 5 devices at once

    Latest stories

    spot_img